Lý do số 1: Cản trở chức năng của bàn chân, gây đau đầu gối và lưng
Khi bạn đi chân trần, không chỉ bàn chân bị tổn thương mà nhiều bộ phận khác cũng phải chịu số phận như vây.
Đi chân trần trên bề mặt cứng gây nên sự phân bổ trọng lượng không đồng đều trên cơ thể của bạn. Sự mất cân bằng này có thể làm trầm trọng thêm các dị tật ở chân hiện có, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến các phần trên của cơ thể, khiến đầu gối và lưng của bạn đau nhức.
Khi bạn già đi, việc đi chân trần ở nhà là điều đặc biệt không nên làm. Với phụ nữ trên 50 tuổi, lớp đệm mỡ dưới chân đã bị mất dần, khiến cho khả năng bảo vệ đầu gối, hông và lưng dưới kém đi, rất dễ gây chấn thương.
Lý do số 2: Gây mất cân bằng, nguy cơ dị tật bàn chân
Sự mất cân bằng do đi chân trần trên bề mặt cứng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các dị tật cơ bản ở bàn chân, chẳng hạn như viêm khớp biến dạng ngón chân cái hoặc ngón tay cái. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau đớn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Lý do số 3: Nguy cơ nhiễm trùng
Đi chân trần khiến chân chúng ta tiếp xúc với các sinh vật vi khuẩn và nấm có thể lây nhiễm sang da và móng tay.
Nhiễm trùng do những sinh vật này gây ra có thể ảnh hưởng đến bề ngoài, mùi hương và sự thoải mái của bàn chân, ví dụ như nấm da chân. Bệnh nhiễm trùng này rất dễ lây lan, vì vậy việc đi chân trần trong các phòng tắm chung và phòng tập thể dục có thể khiến bạn bị lây bệnh.
Đầu tiên, các vi sinh vật này đi vào da chân, khiến da chân dày lên, đổi màu, giòn và bắt đầu có mùi hôi. Một thời gian sau, các ngón chân trở nên đau đớn do da bị nứt rạn.
Lý do số 4: Làm các triệu chứng tiểu đường trở nên tồi tệ hơn
Bệnh nhân tiểu đường không nên đi chân trần nơi công cộng để tránh nhiễm trùng da. Nhiễm trùng da, như nấm sẽ gây ra các vết nứt trên da, làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Ngoài ra, do khả năng miễn dịch bị tổn hại, bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Nhiễm trùng ở người tiểu đường có thể dẫn đến việc phải cắt cụt chi.