Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hoá. Đường phèn giúp món ăn có vị thanh thơm ngon hơn; giúp cho các món chè ngọt mát hơn. Một số món ăn dùng đường phèn làm gia vị tạo nên một hương vị đặc biệt.
Bài thuốc dân gian trị bách bệnh từ đường phèn. |
Trong dân gian, đường phèn thường được biết nhiều đến việc dùng làm bài thuốc trị ho. Có một số cách dùng đường phèn phối hợp với các thực phẩm khác để chữa bệnh rất hiệu quả.
Kích thích tiêu hóa
Quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch, dùng khoảng 50 gr cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước (750 ml) nấu còn lại 1 chén, gạn bỏ bã, lấy nước dùng, có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
Trị ho do thời tiết
20 gr vỏ quít, 100 gr đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu cho vỏ quít thật chín. Dùng cả nước và cái để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra.
Bạn có thể lấy một ít đường phèn cùng một ít gừng tươi (gọt bỏ vỏ, cắt nhuyễn) cho vào chén, đem hãm với nước sôi để uống trị cảm ho do thời tiết.
Hay 10 trái táo, 5 lát gừng tươi đem nấu chung với một ít đường phèn cho trường hợp cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.
Bổ khí huyết, tốt cho tim
30 gr đường phèn, 50 gr hạt sen, 10 gr nhân sâm, 100 gr gạo nếp loại ngon. Chế biến: hạt sen bỏ tim, rồi cùng các nguyên liệu trên cho vào nồi đem nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Món ăn này rất tốt cho tim, có công dụng bổ khí huyết.
Hạ huyết áp
Lấy một ít đường phèn cùng 50 gr hoa cúc khô (rửa sạch). Cho hoa cúc vào nồi cùng lượng nước vừa dùng nấu đến sôi, nấu thêm 10 phút, để nguội, sau đó gạn lấy nước, rồi cho nước đường phèn vào khuấy đều. Dùng nước này có công dụng hạ huyết áp.
Hoặc 1 kg rau cần tươi, một lượng đường phèn vừa đủ. Chế biến: rửa sạch rau cần, giã nhỏ, vắt lấy nước. Đường phèn cho vào nước nấu cho tan ra rồi hòa đều với nước rau cần để dùng. Cách dùng này cũng có công dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt.
Hỗ trợ điề trị viêm, xơ gan
Những người bị viêm gan, xơ gan có thể dùng 20 gr đường phèn, 30 gr hồng táo, 20 gr đậu phộng đem nấu nước uống trong ngày. Dùng một tháng nếu giảm bệnh thì nghỉ một tháng rồi sau đó dùng tiếp một tháng nữa.
Chữa lao phổi
Ngày xưa, dân gian dùng hoa kim phượng (có người còn gọi là bông điệp) thường được trồng ở sân nhà, đem chưng cách thủy với đường phèn, rồi để ngoài trời lấy qua sương đêm, độ 3 - 4 giờ sáng uống sẽ có công dụng trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.
Trị sốt nóng
Bí đao 100-200g, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè.
4 thực phẩm quen thuộc chứa nhiều muối bất ngờ Ăn nhiều muối không tốt cho sức khỏe, nhất là những người bị cao huyết áp. Các bác sĩ khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn dưới 2,3g muối mỗi ngày... |