Bao sái bàn thờ cuối năm: Dùng tro hay cát để vào bát hương mới thuận ý Tổ tiên?

( PHUNUTODAY ) - Nhưng theo các quan niệm dân gian, bát hương trên bàn thờ không được tùy tiện xê dịch, chỉnh sửa, vì sẽ gây ảnh hưởng, xào xáo đến cuộc sống hiện tại của gia đạo. Và việc thay cát/tro bát hương hay tỉa bớt chân nhang cũng phải tuân theo một vài quy tắc.

Ngày đẹp bao sái bàn thờ đón Tết Giáp Thìn 2024

Theo phong tục và quan niệm, bao sái bàn thờ chính là lau dọn, sắp xếp lại bàn thờ, tỉa chân hương để đón gia tiên về ăn Tết. Nếu để bát hương quá đầy thì sẽ làm cản trở tới việc khí lưu chuyển, ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của gia chủ. Tỉa chân hương, lau dọn và sắp xếp bàn thờ sẽ giúp bàn thờ sạch sẽ, phong quang và trang nghiêm hơn. Đồng thời việc này còn giúp thanh lọc những trường khí xấu từ vận cũ, nhờ đó mới đón được những điều tốt lành, may mắn, lộc phúc trong năm mới.

cao-sai-ban-tho

Theo phong tục từ lâu đời, đầu năm mới mọi người rất ngại việc quét dọn vì sợ sẽ quét hết mọi tài vận ra khỏi nhà thế nên những việc dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên cần thực hiện trước đêm giao thừa.

1 năm thờ cúng, mọi người thường ít động vào bàn thờ, vì sợ ảnh hưởng đến mặt tâm linh. Ngày 23, ông Công ông Táo lên Thiên đình thì nhân việc ông đi vắng người dân sẽ tranh thủ dọn dẹp. Ngoài ngày 23 tháng Chạp thì gia chủ có thể linh hoạt chọn bất kỳ ngày tốt nào trước 30 Tết để thực hiện lễ lau dọn ban thờ như ngày: 21, 22, 26 âm lịch...

Dùng tro hay dùng cát để cho vào bát hương mới đúng?

Theo quan niệm ở một số vùng nông thôn, người ta thường dùng rơm nếp tươi ở mùa gặt cuối năm rồi đem phơi sạch sẽ, hóa tro và dùng tro này để thay tro cũ cho bát hương vào mỗi dịp Tết đến. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Còn ở thành phố, người ta thường dùng cát sạch, tro sạch mua sẵn ở tiệm đồ thờ cúng để thay.

Nếu dùng cát cắm bát hương thì một thời gian cát đông cứng và khó cắm hương. Do đó lời khuyên của các nhà tâm linh là nên dùng tro nếp hoặc tro rơm là tốt nhất.

dung-tro-hay-cat-bao-sai-bat-huong1

Lưu ý khi bao sái bàn thờ để nhận nhiều lộc:

Việc bao sái bàn thờ rất quan trọng, gia chủ cần phải chú ý 3 điều sau đây để bao sái bàn thờ đúng cách, nhận được nhiều may mắn, phước lành vào năm mới.

- Cần chuẩn bị dụng cụ dành riêng cho việc bao sái bàn thờ: Mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một bộ dụng cụ để lau dọn ban thờ (khăn lau mới, chổi quét, chậu nhỏ…) vào những ngày Rằm, mùng 1. Đó là quy tắc bất di bất dịch xưa nay nhiều gia đình vẫn đang làm.

- Làm lễ, thắp hương xin phép: Trước khi tiến hành bao sái và tỉa chân hương, gia chủ nên dâng mâm lễ nhỏ rồi thắp hương, đọc văn khấn xin phép bao sái bàn thờ.

Lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là sự thành tâm và thể hiện lòng biết ơn, chân thành. Ngoài ra, gia chủ ăn mặc lịch sự trước khi thắp hương. Trong quá trình bao sái, gia chủ cần giữ tâm thanh tịnh và lòng thành kính.

- Tránh xê dịch bát hương, bài vị, các bức tượng khi bao sái: Khi bao sái bàn thờ, gia chủ tuyệt đối không được xê dịch các bức tượng, bài vị và đặc biệt là bát hương. Trong phong thủy, bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết cõi dương trần với cõi âm. Nếu di chuyển bát hương thì có thể ảnh hưởng xấu tới sự liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám.

- Nên giữ lại ít nhất 3 chân hương năm cũ

- Khi bỏ bớt tro bát hương nên giữ lại 1/3 thổ vị (cát, tro bên trong bát hương), không nên thay toàn bộ.

- Không sử dụng nước lạnh lau bàn thờ: Nếu nhà có bàn thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu để lau mà dùng nước ấm và lau bàn thờ Phật trước, sau đó mới lau dọn bàn thờ gia tiên.

- Việc bao sái phải do chính tay gia chủ thực hiện, không để người làm thuê thực hiện.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link