1. Cam hấp: Giảm ho
Trong thời tiết gia mùa, mọi người rất dễ bị ho hay đau rát cổ họng. Lúc này, việc sử dụng cam hấp sẽ vô cùng phù hợp vì nó có khả năng giảm ho rất hiệu quả. Để làm cam hấp, bạn hãy dùng một quả cam, rửa thật sạch rồi cắt bỏ một phần đầu của quả, dùng đũa chọc vài lỗ trên phần thịt cam.
Tiếp đến bạn dùng một phần đầu cam đã cắt lúc nãy, đậy lên và cho vào nồi hấp cách thủy trong khoảng thời gian 15 phút. Sau khi cam đã được hấp chín thì bỏ vỏ cam để ăn phần cùi bên trong và phần nước cam hấp được tiết ra.
2. Táo hấp: Ngừa tiêu chảy
Trong táo chứa nhiều axit tannic và pectin, đây là hai chất có khả năng làm se ruột, giúp giảm nước trong phân, từ đó làm giảm tiêu chảy hiệu quả. Bạn chỉ cần đơn giản cho một quả táo đã rửa sạch vào hấp cách thủy trong khoảng 15 phút là được. Chú ý khi hấp, không nên bỏ vỏ và cùi để tránh làm mất chất dinh dưỡng vì đây là hai phần chứa rất nhiều axit tannic và pectin.
Trong trường hợp, bạn muốn cho trẻ sử dụng nhưng bé vẫn chưa có thể ăn một miếng táo to thì cha mẹ có thể gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào nồi hấp chín để nguội, sau đó dùng muỗng nghiền nhỏ để biến món táo hấp trở thành món ăn dặm cho bé.
3. Trà bưởi mật ong: Tiêu đờm
Trong bưởi có rất ít calo và đường mà thay vào đó là các nguyên tố vi lượng tự nhiên chiếm thành phần hơn cả. Không những vậy, lượng nước trong bưởi chiếm khoảng 80% trên 100gr vì vậy, vào những thời tiết lạnh, khô hanh như mùa đông, bạn có thể dùng bưởi như một cách bổ sung nước cho cơ thể, dưỡng ẩm cho làn da. Đối với người lớn việc ăn bưởi không phải là một vấn đề quá phức tạo nhưng đối với trẻ em, có rất nhiều những đứa trẻ không thích ăn bưởi do vị hơi đắng và chua của chúng.
Trong trường hợp này, bạn hãy làm trà bưởi mật ong chi trẻ bằng cách gọt lấy một quả bưởi, lấy phần cùi trắng đen đi thái chỉ hoặc băm nhỏ để chần qua nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn cho cả phần vỏ và cùi vào nồi, đun với lửa lớn. Đến khi nước sôi thì chuyển sang lửa nhỏ và đun cho đến khi nước sệt lại. Cuối cùng bạn tắt bếp chờ nước nguội thì cho thêm khoảng 250gr mật ong, 100gr đường phèn, 5gr muối và thêm nước để dùng dần. Một lưu ý quan trọng bạn cần phải đặc biệt lưu ý là không dùng cái này cho trẻ em dưới 1 tuổi.
4. Lê hấp đường phèn: Trị ho đờm
Theo các chuyên gia, lê là một loại quả có tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, thanh nhiệt, giảm hoa, dưỡng huyết, sinh tân dịch và tiêu độc,... Trong trường hợp bản thân hay người trong gia đình bị ho do thời tiết thay đổi thì hãy làm lê hấp đường phèn và gừng cho họ uống, sẽ đem lại hiệu quả giảm ho rõ rệt.
Cách làm rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị 2 quả lê cùng một nhánh gừng và một ít đường phèn vừa đủ và hấp cách thủy trong khoảng 20 phút, rồi để nguội là có thể dùng. Nếu không thích gừng bạn cũng có thể bỏ gừng ra. Tuy nhiên, gừng có tính nóng vị cay, khả năng trị ho, giải cảm, chữa viêm họng rất hiệu quả, khi kết hợp cùng đường phèn và lê càng làm tăng hiệu quả trị viêm phế quản, ho khan, ho có đờm,.... nên nếu có thể thì nên cho gừng vào là tốt nhất.
5. Chuối luộc: Làm đẹp da, trị táo bón
Theo đông y, chuối có tính hàn, vị ngọt nên có công dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Ăn bình thường, chuối đã có thể cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin cần thiết, nhưng khi chuối được luộc lên thì hàm lượng vitamin và khoáng chất sẽ tăng lên nhiều hơn, cụ thể là hàm lượng chất xơ và pectin trong chuối sẽ tăng lên rất nhiều. Chuối luộc có khả năng hạn chế sự tích tụ, sản sinh mỡ và còn giúp no lâu, từ đó giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra, nếu có thể bạn cũng có thể ăn cả vỏ chuối luộc, sẽ tốt cho đường tiêu hóa, trị cả táo bón và trĩ nội ngoại xuất huyết. Bên cạnh đó, đối với các chị em ăn chuối luộc thường xuyên sẽ giúp sở hữu một làn da đẹp, dưỡng ẩm, cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn. Chuối luộc nên ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi tập thể dục buổi sáng. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều chuối (2 quả/ngày) và luộc trong khoảng 15-20 phút để đảm bảo chuối chín nhé