Bí ẩn lớn nhất trong đợt dịch COVID-19: Trẻ em có triệu chứng nhẹ và tỉ lệ nhiễm thấp?

09:15, Thứ bảy 14/03/2020

( PHUNUTODAY ) - Theo các số liệu thống kê về số ca nhiễm và t.ử v.ong bởi dịch Covid-19 cho thấy: Trẻ em là đối tượng ít bị lây nhiễm và đây cũng là một ẩn số trong đợt dịch này.

Tại sao trẻ em không có triệu chứng nặng?

Theo tiến sĩ Reingold, đây vẫn là một bí ẩn lớn: "Nếu trẻ em nhiễm bệnh và không có triệu chứng nặng, thì lời giải khả thi nhất có lẽ nằm ở hệ miễn dịch".

Báo cáo của Sứ mệnh Chung Trung Quốc-WHO về virus corona mới đây cho biết: "Nếu không có kết quả xét nghiệm máu, việc xác định mức độ nhiễm bệnh ở trẻ em, vai trò của trẻ em trong lây lan dịch bệnh, liệu trẻ em có ít khả năng bị nhiễm bệnh hơn hay có các biểu hiện khác biệt là điều bất khả thi".

"Chúng ta đã thấy tỉ lệ tử vong thấp ở trẻ em. Đây là điều quan trọng và có thể cần tới nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn," Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, người đứng đầu chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, cho hay.

Empty

Nghiên cứu về trẻ em với các triệu chứng nhẹ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu tại sao những bệnh nhân thuộc độ tuổi khác lại có triệu chứng nặng như vậy. Điểm mấu chốt sẽ tập trung vào sự khác biệt trong hệ miễn dịch của trẻ em và các bệnh lý nền ở người lớn.

Một số chuyên gia cho rằng trẻ em thường không có bệnh phổi, bệnh tim hoặc có chứng bệnh khác nên virus corona khó có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Reingold nói: "Tôi nghĩ vấn đề có thể nằm ở chỗ hệ miễn dịch của trẻ em vẫn đang phát triển và vì vậy, trẻ em có phản ứng miễn dịch khác với người trường thành".

Phòng tránh lây nhiễm COVID-19 cho trẻ

Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Empty

Việc đeo khẩu trang ở trẻ nhỏ rất khó, đa số trẻ sẽ cảm thấy vướng víu. Do đó, cha mẹ cần nhẹ nhàng nói chuyện, hướng dẫn con cách làm. Đối với bé lớn hơn, cha mẹ hãy nói ngắn gọn về tác dụng của việc đeo khẩu trang. Kết hợp nhờ cô giáo trò chuyện trên lớp cùng con.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng, giữ vệ sinh sạch sẽ

Hãy giúp trẻ xây dựng thói quen rửa tay ở nhà, khi đến lớp và sau khi chơi đồ chơi. Nếu như trước kia ở lớp trẻ thường rửa tay vào các thời điểm: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi về nhà thì trong đợt này, nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên hơn nữa. Chẳng hạn, sau khi chơi đồ chơi, sau mỗi tiết học,…

Khử trùng, vệ sinh lớp học

Trong công tác phòng tránh lây nhiễm COVID-19 cho trẻ, nhà trường cũng cần có trách nhiệm chung tay với phụ huynh. Thể hiện ở việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học, đồ chơi, giường nằm…

Khi COVID-19 phát tán ra không khí thường bám vào bề mặt của các đồ vật. Do đó, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà, lớp hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của COVID-19.

Nên cho trẻ nghỉ học khi có biểu hiện ốm

Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, sốt, chảy mũi… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời. Không nhất thiết phải đến các bệnh viện tuyến trung ương để tránh lây nhiễm chéo.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo

Chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Ngoài ăn đa dạng các loại rau củ, trái cây, cần cung cấp đủ nước cho trẻ chứ không chỉ lúc khát mới uống.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc