Bị bệnh béo phì nên làm gì?

01:00, Chủ nhật 31/07/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trong xã hội hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động, vậy thì khi bị bệnh béo phì chúng ta nên làm gì?

Bị bệnh béo phì nên làm gì?

Béo phì là trạng thái thừa cân do tăng khối lượng mỡ. Nếu mỡ thừa phân phối đều toàn thân, đó là trường hợp béo phì toàn thân. Nếu mỡ thừa tập trung chủ yếu ở bụng, mông đùi, đó là béo phì hướng tâm, rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến rối loạn lipid máu.

Mô tả ảnh.

Bị béo phì nên làm gì?

Các chuyên gia thường dùng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio-WHR) để đánh giá béo phì. WHR ở nam lớn hơn 0,95 và ở nữ lớn hơn 0,85 là đã ở mức báo động. Chỉ số BMI cũng thường được dùng để đánh giá thể trọng (BMI lớn hơn 25 được coi là béo phì). Có khi chỉ cần đo vòng eo là đủ xác định béo phì (nam hơn 90 cm, nữ hơn 80 cm).

Bị bệnh béo phì nên làm gì?

1. Thay đổi chế độ ăn uống:

Giảm calo và tập thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để khắc phục béo phì, thừa cân.. Thiết lập một chương trình giảm cân toàn diện ít nhất sáu tháng và duy trì chương trình trong ít nhất một năm để tăng tỉ lệ thành công của việc giảm cân.

- Cắt giảm lượng calo: Chìa khóa để giảm cân là cắt giảm lượng calo đưa vào. Bạn có thể xem lại thói quen ăn uống hằng ngày của bạn để xem bình thường có bao nhiêu calo bạn tiêu thụ và chỗ nào bạn có thể cắt giảm lượng calo đó. Bạn và bác sĩ có thể quyết định lượng calo bạn cần có trong mỗi ngày nhưng một lượng điển hình là 1.200 đến 1.500 calo cho phụ nữ và 1.500 đến 1.800 nam giới.

- Cảm giác no khi lượng calo ít hơn: Một số loại thức ăn gây cảm giác đói hơn mặc dù chứa năng lượng cao hơn như bánh kẹo, chất béo, socola,… ngược lại một số loại thức ăn chứa năng lượng thấp hơn nhưng lại gây cảm giác no hơn như rau củ quả, những thực phẩm này gây cảm giác no cho bạn, khiến bạn hài lòng hơn về bữa ăn.

- Hạn chế một số loại thực phẩm: hạn chế ăn một số nhóm thực phẩm chứa carbohydrate năng lượng cao hoặc các thức ăn chứa chất béo no. Uống đồ uống không đường, và hạn chế những thức uống có đường.

2. Tăng cường tập luyện, vận động thể lực để đốt cháy năng lượng - Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng. 

- Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c.

- Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.

- Thời gian tập luyện-vận động thể lực khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…  

3. Một số phương pháp điều trị béo phì đặc biệt

- Đặt bóng vào dạ dày, gây cảm giác đầy dạ dày, cảm giác no và hạn chế ăn.

- Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày làm giảm hấp thu thức ăn. 

- Khâu nhỏ dạ dày 

- Phẫu thuật lấy mỡ ở bụng. 

Các điều trị này chỉ dành cho người quá béo, hay béo phì làm hạn chế mọi sinh hoạt, béo phì gây tàn phế cho người bệnh sau khi đã tiết thực đầy đủ, tăng cường vận động thể lực, thay đổi hành vi không hiệu quả. 

Nhìn chung việc điều trị béo phì ít hiệu quả như mong muốn, tốt nhất là phòng ngừa béo phì dựa tiết thực giảm cân và tăng cường vận động thể lực khi mới phát hiện vượt trọng lượng lý tưởng.

Gần 80% người Việt có thói quen hại hơn cả ung thư vào buổi sáng
Gần 80% người Việt có thói quen hại hơn cả ung thư vào buổi sáng
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Gần 80% người Việt có thói quen hại hơn cả ung thư vào buổi sáng - hãy chú ý để loại bỏ ngay!
Ăn thịt vịt kiểu này là bạn đang tự hại cả gia đình
Ăn thịt vịt kiểu này là bạn đang tự hại cả gia đình
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Ăn thịt vịt kiểu này là bạn đang tự hại cả gia đình - hãy chú ý để loại bỏ ngay!

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link