Mới đây, Reuters dẫn tin tức từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết, những nữ cảnh sát mới vào nghề ở Indonesia bắt buộc phải độc thân và còn trong trắng. Điều này khiến những cô gái trẻ muốn làm cảnh sát cảm thấy bị tổn thương và xúc phạm nặng nề.
Năm 2010, người đứng đầu phòng tổ chức nhân sự của cảnh sát, Chuẩn tướng Sigit Sudarmanto tuyên bố, thủ tục kiểm tra trên sẽ bị dừng lại. Tuy nhiên, cho tới giờ, trang web tuyển dụng của cảnh sát quốc gia vẫn ghi rõ: "Ngoài kiểm tra y tế và thể chất, phụ nữ muốn trở thành nữ cảnh sát phải trải qua bài kiểm tra trinh tiết".
Giáo viên hướng dẫn kiểm tra lực lượng nữ cảnh sát Indonesia mới tuyển dụng. |
Theo quy định của cảnh sát Indonesia, các nữ cảnh sát không được phép kết hôn trong 2 năm đầu tiên vào nghề, và trang web của lực lượng cảnh sát quốc gia nước này khẳng định họ đều phải trải qua cuộc kiểm tra trinh tiết trong quá trình khám sức khỏe, kèm với một lời cảnh báo: “Tất cả phụ nữ muốn trở thành cảnh sát đều phải còn trong trắng”.
Cuộc kiểm tra trinh tiết này được coi như một điều kiện bắt buộc để các nữ thanh niên gia nhập lực lượng cảnh sát, và là một phần trong chỉ đạo kiểm tra sức khỏe “sản phụ khoa” của cảnh sát Indonesia đối với các nữ tân binh mới nhập ngũ.
Nhiều nữ cảnh sát Indonesia cho hay, những cuộc kiểm tra trinh tiết này rất đau đớn. “Bước vào phòng kiểm tra trinh tiết là một cảm giác rất nặng nề. Tôi sợ rằng sau khi họ thọc ngón tay vào kiểm tra, tôi sẽ không còn trinh tiết nữa. Bạn tôi thậm chí còn ngất đi vì đau đớn”, một nữ cảnh sát nói.
Nữ cảnh sát Indonesia. |
HRW cho rằng việc làm này hoàn toàn trái với các nguyên tắc tổ chức lực lượng cảnh sát Indonesia cũng như chính sách nhân quyền quốc tế.
“Cái gọi là kỳ kiểm tra trinh tiết này là sự phân biệt đối xử chứ không phải là biện pháp kiểm nghiệm năng lực của phụ nữ cho nghề cảnh sát. Hành động nguy hiểm này không chỉ khiến nhiều người có năng lực tránh xa lực lượng cảnh sát, mà còn khiến những nữ sĩ quan tài năng rời bỏ lực lượng này”, bà Nisha Varia, giám đốc nữ quyền của HRW phát biểu.
Mặc dù vào năm 2010, một quan chức cảnh sát đã nhất trí loại bỏ cuộc kiểm tra này, song nó vẫn được áp dụng rộng rãi cho đến tận hiện nay. Hiện cảnh sát Indonesia đang đặt chỉ tiêu tuyển mộ thêm 50% nữ cảnh sát nhằm tăng số lượng phụ nữ trong lực lượng cảnh sát 400.000 người của nước này.
Tướng Ronny Sompie, người phát ngôn cảnh sát Indonesia cho rằng dư luận không nên “phản ứng tiêu cực” đối với kỳ kiểm tra trinh tiết của cảnh sát, và khẳng định kỳ kiểm tra “rất an toàn và chuyên nghiệp” này là để xác định xem nữ tân binh có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật qua đường tình dục hay không.
Nhiều nữ cảnh sát cho biết họ phải trải qua cuộc kiểm tra trinh tiết đau đớn. |
Mặc dù Indonesia là nước có tỉ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao, song quốc gia có số người Hồi giáo lớn nhất thế giới này vẫn rất coi trọng trinh tiết.
Năm ngoái, một ủy ban giáo dục ở Sumatra đã bị dư luận “ném đá” khi lên kế hoạch kiểm tra trinh tiết đối với tất cả nữ sinh đến nhập học.
Không chỉ ở Indonesia, ở Brazil vẫn còn có nhiều bang rất coi trọng vấn đề trinh tiết. Cách đây không lâu, quy định các nữ lao động muốn vào làm việc trong ngày giáo dục tại bang Sao Paulo (Brazil) phải có giấy chứng nhận không bị ung thư và vẫn còn trong trắng cũng khiến dư luận nước này hết sức bất bình. Trước đó, một quy định của Bazil cũng gây tranh cãi khi điều kiện tuyển dụng viên chức của bang Bahia ở Đông Bắc Brazil yêu cầu những ứng viên vào làm cảnh sát bang phải được kiểm tra hoặc cung cấp giấy chứng nhận là màng trinh vẫn còn nguyên vẹn.
Muốn làm giáo viên phải có chứng nhận... còn trinh Các nữ lao động muốn vào làm việc trong ngành giáo dục phải có giấy chứng nhận không bị ung thư và vẫn còn trong trắng. |