Bị nổi mụn có nên "quy tội" cho mì tôm, câu trả lời của bác sĩ gây bất ngờ

( PHUNUTODAY ) - Mì tôm là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người vì độ ngon và sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, không ít những chị em lo ngại ăn mì tôm sẽ gây nên mụn, liệu điều đó có chính xác hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

Mì ăn liền có gây nổi mụn?

Trả lời cho vấn đề này, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, cho biết, mì ăn liền không phải là tác nhân gây nổi mụn như mọi người vẫn thường nghĩ. Trên thực tế bản chất của cơ chế mọc mụn là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh da kém khiến da tiết nhiều dầu hơn, chịu sự tác động của môi trường không khí khói bụi, mồ hôi sau khi hoạt động bám vào da, thay đổi nội tiết trong các giai đoạn dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra còn có các yếu tố bệnh lý như nhiễm trùng, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, hay sử dụng các loại thuốc như chống dị ứng, kháng sinh và giảm đau. Bên cạnh đó, việc mất cân bằng chế độ ăn uống, lạm dụng các thực phẩm cay nóng, tinh bột, thiếu chất xơ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn.

Trong khi đó, một gói mì ăn liền thông dụng là 75 gr, trong đó thành phần chủ yếu là chất bột đường từ 40-50 gram; 10-13 gram chất béo và khoảng 6,8 gram đạm. Mỗi gói mì có thể cung cấp cho cơ thể 300-350 calo tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày ở người trưởng thành. Từ bảng thành phần này, ta có thể thấy không có bất kỳ thành phần nào của mì ăn liền là thủ phạm gây nóng cho cơ thể và dẫn đến tình trạng mụn.

8899Be52-Mi-Tom-Trun

Tại sao có người nổi mụn khi ăn mì?

Việc xuất hiện tình trạng nổi mụn sau khi ăn mì tôm là do thói quen ăn mì thường xuyên đi kèm với chế độ sinh hoạt không hợp lý, thức khuya, sử dụng nước có gas hay thức uống có cồn. Những yếu tố không tốt cùng tụ hợp trong một thời điểm sẽ gây rối loạn chuyển hoá, dẫn đến thay đổi về hormone mà biểu hiện rõ ràng nhất là nổi mụn.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên ăn mì tôm là các học sinh - sinh viên, lứa tuổi còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì. Sự thay đổi này khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, kết hợp thời tiết ô nhiễm khói bụi, nóng bức, áp lực học tập, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và thức khuya sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mụn.

Qua những điều trên, ta có thể nói, mì tôm không phải lý do gây mụn chính như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn là một người yêu thích mì tôm thì đừng lo ngại với việc ăn thêm một gói mì sẽ gây ra mụn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn vô tội vạ, ăn quá nhiều vì dù mì tôm không phải là nguyên nhân chính nhưng lại có thêm rất nhiều những yếu tố khác nếu kết hợp vào sẽ gây nên mụn.

Cách hạn chế nỗi lo mọc mụn khi ăn mì.

Không có thực phẩm riêng lẻ nào là hoàn hảo về mặt dinh dưỡng, đồng thời cũng không có thực phẩm nào là nguyên nhân gây nên mụn. Vì vậy, thay vì lo lắng món nào gây nổi mụn, thì việc chúng ta nên làm là thực hiện chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

Trong món mì tôm bạn thường ăn có thể nấu thêm với rau xanh, các thực phẩm dinh dưỡng khác để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể, giúp cơ thể trao đổi và chuyển hóa tốt và làm cho món ăn thêm đặc sắc hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều các loại trái cây, uống nhiều nước và tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

bi-kip-an-mi-tha-ga-khong-lo-noi-mun-2
Theo:  xevathethao.vn copy link