1. Chú trọng chuyện cổ tích
Cũng như các bậc cha mẹ khác các bà mẹ Nhật thường dạy con qua kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này.
Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến...
2. Không quy chụp, áp đặt
Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.
Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con đọc chữ này đúng và giỏi quá!”
3. Hầu như không cho con xem TV
Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng cảnh báo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh máu trắng cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ.
“Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật
4. Dạy chữ từ sớm
Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, sẽ có được tốt chất cao phi thường.
Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ này hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.
5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.
6. Luyện trí nhớ
Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc dạy con luyện trí nhớ. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ
7. Vận động đầy đủ
Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khỏang cách tập luyện thành những đọan ngắn 10m, 20m mỗi ngày.
“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, cha mẹ Nhật hiểu rõ điều này.
8. Thói quen tra cứu, tìm tòi
Cha mẹ đã biết hướng dẫn con mình sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường.
Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.
Với những phương pháp dạy con tinh tế như thế, ắt hẳn người Nhật cũng sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều điều bổ ích để áp dụng cho chính gia đình của mình.
9. Yêu thương và gần gũi
Ở Nhật, việc chăm sóc nuôi dạy con cái hầu như được “khoán” cho người mẹ. Bí quyết đầu tiên của những bà mẹ Nhật khi nuôi dạy con mình thành công đó là thiết lập một sợi dây thân tình với con, dựa trên nền tảng yêu thương và gần gũi. Họ thường xuyên trò chuyện, tâm sự, chơi đùa, học cùng con.
Ngôi nhà được xem như tổ ấm, nơi những đứa con có thể được nới nhẹ những áp lực về cử xử, kỷ luật khi ở ngoài xã hội. Cũng chính bằng sự liên hệ mật thiết, những bà mẹ Nhật kiên nhẫn dạy dỗ con về đạo đức và cách xử sự ngoài xã hội, thông qua thuyết phục, đề nghị và khuyến khích, chứ không bằng cách la mắng hay đánh phạt.
Sự yêu thương của người mẹ còn thể hiện qua cách họ chăm sóc con mình từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như khi cho con ăn dặm, mẹ luôn tự tay tìm kiếm nguyên liệu, chế biến thức ăn và kiên trì tập cho con ăn. Hay như việc chọn tã, người mẹ luôn tìm kiếm sản phẩm tốt nhất vì họ quan niệm, sự thoải mái và giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sự phát triển của đứa trẻ.
10. Dạy con không là gánh nặng cho người khác
Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã được mẹ dạy về tinh thần trách nhiệm, phải tự lập để không là gánh nặng cho người khác. Trẻ phải tự xách đồ đạc cá nhân của mình cho dù có rất nhiều túi xách đựng các loại vật dụng, quần áo để thay. Từ khi mới biết đi, trẻ đã có thể tập rửa rau và đổ rác.
Điều đó thể hiện cha mẹ lẫn thầy cô ở trường đều đặt lòng tin ở trẻ, là trẻ có thể làm được, có trách nhiệm và có thể giữ gìn đồ đạc. Từ 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu tự mặc quần áo, ăn uống, đi toilet, đánh răng.
Đến 3-4 tuổi, trẻ ngủ một mình, tự lập khi đi học và có thể tự sang nhà bạn chơi. Ngoài ra, trẻ còn có thể giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn đồ chơi và quần áo.
Đến 5 tuổi, trẻ có thể trông em, giúp mẹ nhiều việc nhà hơn, biết hành xử tốt với bạn (như cho bạn mượn đồ chơi). Trẻ bắt đầu có bài tập là viết lại 5 điều con đã làm để giúp đỡ gia đình. Việc đó có thể bao gồm cả chuẩn bị hộp cơm trưa cho cha mẹ (cắt được cả rau củ như khoai tây, cà rốt), giúp nhau phân phát hộp cơm, cầm chổi quét phòng sau khi ăn.