Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non. |
Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt
Nếu em bé trong bụng mẹ bỗng trở nên ít cử động hơn hẳn, giống như hết năng lượng vậy thì có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.
Có một số cách giúp bạn xác định được em bé đang gặp một số vấn đề trong bụng mẹ. Đầu tiên, bạn uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể đếm số lần bé đạp vào bụng mẹ. Hiện chưa xác định được bao nhiêu lần cử động là tốt cho bé, nhưng nhìn chung, thai phụ nên lập sẵn một ranh giới và để ý xem em bé đang cử động nhiều hơn hay ít hơn bình thường.
Thông thường, 10 cú đạp bụng mẹ trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu ít hơn, bạn nên hỏi bác sĩ để được kiểm tra rõ.
Nếu phát hiện những bất thường như vậy, thai phụ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có các thiết bị kiểm tra chuyên biệt để xác định xem em bé có đang cử động và phát triển bình thường hay không.
Các cơn co bóp diễn ra ở đầu giai đoạn 3
Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non. Nhưng đối với các sản phụ có con đầu lòng thường hay nhầm lẫn giữa co bóp thật và giả. Các cơn co bóp giả được gọi là cơn gò Braxton – Hicks.
Chúng không diễn ra đều đặn, nhưng bất ngờ và không gia tăng cường độ. Các cơn co bóp giả sẽ giảm bớt trong vòng 1 giờ. Nhưng các cơn co bóp thật thường lặp lại trong vòng 10 phút hoặc ít hơn và sẽ tăng dần cường độ.
Tuy nhiên, vì sự an toàn của cả mẹ và bé là quan trọng hơn cả nên thai phụ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải lập tức gọi cho bác sĩ. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.
Mệt mỏi thường xuyên
Thiếu máu cũng là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những dấu hiệu của bệnh bao gồm: mệt mỏi thường xuyên, cảm thấy yếu ớt, hụt hơi và sắc da nhợt nhạt.
Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung axit folic và chất sắt cho bạn. Nếu bệnh ở mức độ trầm trọng, bạn sẽ phải truyền máu trực tiếp.
Quá buồn phiền
Bà bầu khi có những biểu hiện quá buồn phiền, chán nản… thì rất có thể đã bị bệnh trầm cảm – căn bệnh không hiếm trong và sau thời gian mang thai.
Những triệu chứng khác của bệnh bao gồm thay đổi khẩu vị ăn uống, cảm giác vô vọng, ở trường hợp bị nặng có thể sẽ cảm thấy khó chụi hoặc có những suy nghĩ gây tổn hại đến thai nhi và bản thân mình. Trong trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời. Bệnh trầm cảm cũng có thể được điều trị bằng trị liệu hoặc các loại thuốc hỗ trợ.
Thường xuyên khát nước và đi tiểu
Bệnh tiểu đường thường xảy ra phổ biến ở bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do chất insulin của mẹ bầu tiết ra không đủ. Những dấu hiệu của căn bệnh này bao gồm thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi.
Thuốc thường hiếm được chỉ định điều trị cho bà bầu. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất là thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.
Nước ối thấp (thiểu ối)
Túi ối chứa đầy dinh dưỡng cùng chất lỏng giúp bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển cho bé yêu của bạn. Khi dịch trong túi ối quá ít sẽ được gọi là tình trạng thiểu ối (nước ối thấp). Có khoảng 4% thai phụ bị chuẩn đoán gặp phải tình trạng nước ối thấp ở 1 số giai đoạn của thai kỳ, phổ biến nhất là vào 3 tháng cuối.
Nguyên nhân gây nên tình trạng thiểu ối khá đa dạng, có thể do rỉ ối ở người mẹ, mẹ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lupus, những bất thường từ hệ niệu của thai nhi, chẳng hạn như bào thai nuốt nước ối vào nhưng không thải ra được làm cho quá trình tái tạo nước ối bị hao hụt. Thai quá ngày sinh cũng là nguyên nhân làm cho nước ối bị ít dần đi.
Tình trạng thiểu ối làm cho hoạt động của thai nhi trong màng ối bị hạn chế, gây 1 số dị tật bẩm sinh do sự co bóp của tử cung ở trạng thái thiếu ối đè lên thai, hoặc bé sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng trong tử cung…
Để điều trị thiếu ối, nếu mẹ bị bệnh phụ khoa cần chữa trị kịp thời, đồng thời cần nghỉ ngơi, giảm hoạt động thể lực và uống nhiều nước mỗi ngày. Trong trường hợp bị thiếu ối cuối thai kỳ hoặc thai già tuổi sẽ được chỉ định sinh mổ hoặc giục sinh để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Những nguyên nhân vô tình làm hỏng thai (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sảy thai và dưới đây là những lý do điển hình nhất, bạn cần lưu ý! |