Làm thẻ căn cước công dân ở đâu?
Theo Điều 26 - Mục 2 - Chương 3 - Luật Căn cước công dân về Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân,
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Người dân đi đổi Căn cước công dân |
Sáng hôm qua 4/1, cùng với 15 tỉnh khác, toàn TP Hà Nội đã triển khai cấp CCCD tại 31 điểm.
Thủ tục đăng ký làm thẻ căn cước rất đơn giản, công dân chỉ cần xuất trình giấy tờ hợp pháp, trong đó bắt buộc phải có sổ hộ khẩu bản chính. Công dân sẽ không cần xác nhận của công an sở tại như làm chứng minh nhân dân trước đây.
Để phục vụ người dân đăng ký nhanh nhất, tất cả các bước đăng ký từ hướng dẫn ghi thông tin tờ khai, lăn tay, chụp ảnh đến trả kết quả đăng ký đều có ít nhất 1 cán bộ phục vụ.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ sẽ hoàn thành trong 7 ngày.
Giá trị và lợi ích của thẻ Căn cước công dân
Điều 20 - Mục 1 - Chương 3 - Luật Căn cước công dân về Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân ghi rõ:
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Người dân soát lại tờ khai thông tin và nhận giấy hẹn cấp thẻ |
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Thượng tá Nguyễn Danh Quảng, Phó trưởng phòng PC64 Công an Hà Nội cho biết thêm: Với thẻ Căn cước công dân, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi trong khi hạn của CMND là 15 năm.
Hà Nội: Hơn 1.000 người đăng ký thẻ căn cước công dân 12 số (Xã hội) - (Phunutoday) - Ngày 4/1 - ngày đầu tiên thực hiện cấp căn cước công dân cho người dân từ 14 tuổi tại Hà Nội. |