Mẹo hay để không đau chân
1. Đi giày đúng kích cỡ
Một trong những sai lầm lớn nhất của phụ nữ là việc chọn giày không đúng kích thước bàn chân. Kích thước chân của bạn có thể thay đổi hàng năm, khi trọng lượng cơ thể tăng giảm và đặc biệt là khi có con. Khi mua giày, tốt nhất bạn nên đo chiều rộng và chiều dài của bàn chân để có được size chuẩn.
Một trong những sai lầm lớn nhất của phụ nữ là việc chọn giày không đúng kích thước bàn chân. |
Cũng có nhiều người quan niệm rằng "giày thừa, dép thiếu", tức là họ luôn chọn giày rộng hơn chân của mình một chút. Điều này dẫn đến việc di chuyển khó khăn hơn, chưa kể đôi giày có thể ‘bai’ ra qua một thời gian sử dụng và chúng sẽ ngày càng rộng hơn so với chân của bạn.
2. Đệm đế dày
Một đôi giày cao gót sẽ trở nên thoải mái hơn nếu bạn lót một lớp đệm lót, đặc biệt là đối với những đôi giày có chất liệu cứng. Những đôi giày đế platform sẽ là lựa chọn hợp lý hoặc nếu không thích những đôi giày cao gót với phần đế có phần thô cứng này, bạn có thể sử dụng miếng lót trong chất liệu gel, hoặc da mềm cho đôi giày cao gót đế mỏng mà mình yêu thích.
3. Không chọn giày đế cứng
Những đôi guốc cứng nhắc làm bằng gỗ thường gây đau đớn cho đôi chân nếu phải di chuyển trong một thời gian dài bởi chúng khá nặng và cứng, lại dễ trơn trượt. Vì vậy bạn có thể lót một lớp lót giày bằng cao su mềm để giảm đau nhức và hạn chế chọn mua loại giày này nếu không quá cần thiết.
4. Tránh đế mỏng
Phần đế mỏng sẽ khiến bạn bị đau gan bàn chân, đặc biệt là phần gần ngón chân, bởi khi đi giày cao, trọng lượng cơ thể luôn bị dồn hết vào phần này. Hãy lựa chọn những đôi cao gót với phần đế trước dày dặn, chất liệu mềm mại tạo cảm giác êm ái cho đôi chân.
5. Dây đai chắc chắn
Nếu lựa chọn những đôi guốc quá cao, những mẫu thiết kế có quai luôn là sự lựa chọn hàng đầu nếu bạn không muốn chúng liên tục bị tuột khỏi chân do mất thăng bằng.
6. Dùng dụng cụ hỗ trợ
Bạn có thể sử dụng những dụng cụ hỗ trợ để đôi chân cảm thấy thoái mái hơn khi di chuyển với giày cao gót. Đó có thể là miếng lót cao su mềm hay bằng gel silicone. Đặc biệt nếu nó được làm từ silicone, nó sẽ giữ chân của bạn ổn định trong giày để chân không bị trượt về phía trước quá nhiều, bảo vệ ngón chân khỏi sự ma sát với mũi giày.
7. Chọn mua giầy hở mũi
Bạn nên mang giầy hở mũi và tránh các loại giầy cao gót bịt kín mũi để có đủ không gian cho bàn chân và các ngón chân.
Làm thế nào để chữa đau chân do đi giày cao gót?
- Sau khi đi giày cao suốt cả ngày dài, khi về nhà bạn nên đi chân trần hoặc đi những đôi dép mềm. Dành thời gian để massage toàn bộ lòng bàn chân, các ngón chân và bắp chân để máu lưu thông tốt hơn.
Sau khi đi giày cao suốt cả ngày dài, khi về nhà bạn nên đi chân trần hoặc đi những đôi dép mềm. |
- Ngâm chân vào nước nóng. Bạn nên cho thêm một vài giọt tinh dầu hoặc muối khoáng vào nước rồi chân ngâm trong nước trong ít nhất 20 phút. Nước ấm sẽ giúp các mạch máu giãn ra và làm cho máu lưu thông tới chân dễ dàng hơn.
- Sử dụng một quả bóng tennis và đặt bàn chân của bạn trên nó. Sau đó nhẹ nhàng đẩy bóng khắp lòng bàn chân. Hành động này sẽ xoa bóp lòng bàn chân và giúp giảm đau đáng kể.
- Nâng cao chân để máu được phân bố đều trên toàn bộ chân và bàn chân. Để làm điều này, bạn đặt 2-3 chiếc gối cứng trên một bề mặt phẳng, sau đó nằm xuống và đặt chân trên gối.
- Xoa bóp bàn chân với dầu mù tạt ấm cũng được biết đến như một phương pháp kỳ diệu trong việc làm giảm các cơn đau, kể cả đau chân. Trộn hai thìa mù tạt với nước nóng dùng ngâm chân trong khoảng 30 phút đồng hồ, đôi chân của bạn sẽ được nghỉ ngơi thư giãn giảm cảm giác đau mỏi.
Nếu xoa bóp trực tiếp thì bạn nên làm nóng dầu và sau đó xoa đều các dầu trên toàn bộ bàn chân trước khi xoa bóp chân để có hiệu quả nhất. Massage trong ít nhất 10 phút.
8 "việc không tên" gây hại đến thai nhi (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nếu bạn ít nhiều có nguy cơ bị biến chứng thai kỳ, hãy loại bỏ các công việc dưới đây nhé. |