Các mẹo vặt để không bị ngộ độc thực phẩm trong ngày hè

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mùa hè thực phẩm rất dễ hỏng, nên bạn cần phải bảo quản đúng để tránh các vấn đề ngộ độc thực phẩm đáng tiếc.

1. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh của bạn

Hãy chắc chắn đặt nhiệt độ tủ lạnh dưới 5 độ C và giữ cho ngăn đá của bạn từ âm 18 độ C đến âm 15 độ C. Hãy làm tủ lạnh mát hơn bằng túi chườm nước đá hoặc nước đá sạch. Hãy bảo quản xà lách tươi và thịt an toàn trong tủ lạnh ở mức 5 độ C hoặc thấp hơn cho đến khi nấu ăn.

ngo doc
Hãy bảo quản xà lách tươi và thịt an toàn trong tủ lạnh ở mức 5 độ C hoặc thấp hơn cho đến khi nấu ăn.

2. Giữ thức ăn nóng

Nếu bạn không muốn để nguội thức ăn, giữ thức ăn nóng nhiệt độ 60 độ C hoặc nóng hơn. Hâm nóng lại thức ăn thật kỹ và hoặc hấp chúng (trên 75 độ C) để bảo quản.

3. Bạn nên đặt thức ăn nóng trong tủ lạnh hoặc tủ đông ngay

Bạn nên đặt thức ăn nóng trong tủ lạnh hoặc tủ đông ngay. Bạn có thể làm mát thức ăn bằng cách nhúng vào thùng đá. Chia thức ăn thành những phần nhỏ hơn, đựng ở hộp rộng để thức ăn nguội nhanh hơn trong tủ lạnh.

4. Để thịt sống, thịt gà và hải sản đông lạnh và tránh ăn thực phẩm nấu chín

thit
Khi vi khuẩn từ thịt sống thâm nhập vào thực phẩm nấu chín, điều này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

Khi vi khuẩn từ thịt sống thâm nhập vào thực phẩm nấu chín, điều này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Bạn nên để thịt sống dưới các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh và không để cho nước rỉ từ thịt sống nhỏ lên các thực phẩm khác. Hãy sử dụng các loại thớt khác nhau cho thực phẩm sống và chín, hoặc rửa thớt trước mỗi lần sử dụng. Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào thịt sống.

5. Đừng chất tủ lạnh quá đầy

Đảm bảo đủ không khí lưu thông bên trong tủ lạnh của bạn là rất quan trọng để làm mát hiệu quả. Một mẹo tốt nếu bạn đang phục vụ cho một đám đông giữ thức uống đá trong thùng đá, và dành không gian trong tủ lạnh cho thực phẩm.

6. Bảo quản thức ăn thừa một cách an toàn

nngo doc
Bạn nên cất trữ và ăn hết thức ăn thừa trong vòng 2 ngày.

Bạn nên cất trữ và ăn hết thức ăn thừa trong vòng 2 ngày. Nếu bạn không có kế hoạch để ăn chúng trong thời gian này, hãy để đông lạnh chúng ngay lập tức. 

7. Biết thời điểm để vứt bỏ thức ăn

Bạn không nên ăn thực phẩm đã được ra khỏi tủ lạnh trong hơn 4 giờ - đặc biệt là gia cầm, thịt, hải sản, cơm và mì nấu chín. Vì như vậy vi khuẩn sẽ phát triển trong thực phẩm nhanh hơn, gây nguy hiểm khi ăn.

8. Tránh chạm vào thức ăn khi bạn đang cảm thấy không khỏe

Nếu bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, đau họng có sốt, sốt hoặc vàng da, hoặc các bệnh da truyền nhiễm, tránh xử lý thực phẩm và đi khám bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm.

9. Rửa bát đĩa

Đảm bảo là rửa bát đĩa thật sạch ngay sau khi ăn xong.

10. Khi ăn thực phẩm đã chế biến ở ngoài

ăn
Khi bạn mua thức ăn từ bên ngoài, nên mua thực phẩm được đóng gói cẩn thận.

Khi bạn mua thức ăn từ bên ngoài, nên mua thực phẩm được đóng gói cẩn thận và vừa mua về thì nên ăn ngay.

11. Rửa tay

Nên rửa tay thường xuyên để cho tay luôn sạch sẽ, đặc biệt khi bị ốm, khi vừa làm thịt sống xong.

Cách phát hiện rau ngậm thuốc
Cách phát hiện rau ngậm thuốc "kích phọt" tránh mua cho con
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dưới đây là một số cách phát hiện rau ngậm thuốc "kích phọt" mẹ tránh mua cho con.
11 mẹo tuyệt hay để nhận biết mật ong nguyên chất
11 mẹo tuyệt hay để nhận biết mật ong nguyên chất
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mật ong nguyên chất rất có lợi cho sức khỏe nhưng làm thế nào để bạn biết loại mật ong bạn mua có nguyên chất hay không?
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn