Triệu chứng của cơn đau tim
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng thông thường của cơn đau tim. Người bệnh không nhất thiết phải có tất cả những triệu chứng này. Nếu cơn đau giảm đi khi nghỉ ngơi, nó có thể là cơn đau thắt ngực.
-Đột nhiên có cảm giác ngất xỉu hoặc chóng mặt
- Đau ngực dữ dội (dai dẳng, lan lên hàm dưới và xuống một hoặc cả hai bên cánh tay) không giảm khi nghỉ ngơi.
- Cảm giác rất khó chịu trong bụng (giống như cảm giác đầy bụng khó tiêu)
- Khó thở (bệnh nhân có thể thở hổn hển)
- Hoảng sợ (cảm thấy như sắp chết)
- Da xanh tái, đổ mồ hôi lạnh
- Mạch nhanh, yếu, không đều
- Ngã quỵ, thường không có dấu hiệu cảnh báo
- Có thể mất ý thức
Cấp cứu bệnh nhân đau tim một cách chính xác
Bệnh nhân đau tim còn tỉnh táo
Trong trường hợp gặp phải bệnh nhân bị đau tim nhưng vẫn tỉnh táo thì việc cần sơ cứu phải tuân thủ theo các hướng dẫn sau:
Bước 1: Thực hiện giảm gánh nặng ở tim bằng cách để bệnh nhân trong tư thế nửa nằm nửa ngồi để cho đầu và vai được đỡ tốt nhất , cơ thể hoàn toàn thoải mái. Thêm vào đó là đầu gối để gập lại để cho tim có thể giảm tải gánh nặng. Đồng thời cần nới lỏng quần áo nơi cổ và ngực của bệnh nhân.
Bước 2: Tạo môi trường thoáng đãng xung quanh bệnh nhân, tránh không cho nhiều người đứng quá gần để làm không khí quanh bệnh nhân bị ngột ngạt khó thở.
Bước 4: gọi cho cơ sở y tế cấp cứu gần nhất để nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh có dụng cụ và bác sĩ chuyên môn khám và điều trị.
Bước 5: Cho bệnh nhân sử dụng thuốc đau thắt ngực, bởi đây là triệu chứng thường gặp và ảnh hưởng lớn đến người bệnh.
Bước 6: cho sử dụng aspirin. Thuốc này có tác dụng phá vỡ máu đông, giảm thiểu các tổn thương của cơ tim khi lên cơn đau tim phải co bóp nhiều.
Bệnh nhân bị bất tỉnh
Trong trường hợp bệnh nhân bị đau tim và đã rơi vào tình trạng bất tỉnh chúng ta hãy nhanh chóng thực hiện cấp cứu bệnh nhân đau tim theo các bước sau đây:
Bước 1: giữ cho bệnh nhân đau tim được thở liên tục và thường xuyên, cần kiểm tra sự hô hấp của bệnh nhân.
Bước 2: Sử dụng dụng cụ chuyên nghiệp máy khử rung tim tự động ở bên ngoài lồng ngực của người bệnh. Với việc sử dụng máy này sẽ làm sốc điện cơ thể bệnh nhân để điều chỉnh lại nhịp tim đang bị bất thường do cơn đau tim gây lên. Chúng ta có thể sử dụng loại máy này khá đơn giản bằng cách gắn các miếng đệm vào máy rồi làm theo các bước hướng dẫn của máy khi vận hành.
Bước 3: Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nhất để bệnh nhân được điều trị hiệu quả. Tại cơ sở y tế, sau khi đã chuẩn đoán nếu đúng là bệnh nhân đang lên cơn đau tim thì sẽ được cho sử dụng các loại thuốc nhằm tránh co thắt cơ ngực và hạn chế tắc nghẹt máu truyền vào tim.