Ngay cả khi căn nhà bạn rất sạch sẽ và không hề mất vệ sinh, những loài côn trùng vẫn lảng vảng đâu đó khiến bạn bực mình. Ong bầu có thể gây ra những vết đốt đau đớn còn bọ chét, muỗi và các loại ve có thể làm lây nhiễm bệnh cho vật nuôi hay con người. Bạn cũng không thể ngờ gián là một trong những hung thủ gây ra bệnh dị ứng và hen, đặc biệt là ở trẻ em. Hãy chú ý bước dưới đây để không một loại côn trùng nào có thể xâm nhập vào căn nhà của bạn.
1. Bịt kín các khe hở, lỗ hổng trên cửa
Đôi khi đóng kín cửa cũng không thể ngặn chặn hết côn trùng bò vào nhà bạn. Hãy kiểm tra lại các khung cửa sổ và cửa ra vào của bạn cẩn thận, bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra có rất nhiều lỗ hổng và khe hở, đặc biệt dưới chân cửa ra vào. Giải pháp cho bạn là hãy dùng cao su bịt kín khe chân cửa phòng để côn trùng không thể thâm nhập.
2. Lắp tấm che lỗ thông gió
Nhiều gia đình sử dụng lỗ thông gió để đón gió tự nhiên, đặc biệt vào mùa hè.Tuy nhiên, các loại ruồi, muỗi sinh sôi nảy nở mùa hè có thể dễ dàng ra vào nhà bạn qua các vị trí này. Hãy lắp tấm che lỗ thông gió bằng các miếng thép đan . Bạn vừa có thể đón gió tự nhiên mà không sợ côn trùng bay vào nhà.
3. Dọn dẹp sân sạch sẽ
Ngay cả khi căn nhà bạn rất sạch sẽ và không hề mất vệ sinh, những loài côn trùng vẫn lảng vảng đâu đó khiến bạn bực mình. |
Những loại côn trùng như muỗi cần nơi có nước và ẩm ướt để sinh sôi nảy nở. Hãy thu dọn sân sạch sẽ, dọn sạch cỏ và các chum, bình nước không dùng đến đế phá hủy nơi sinh sản của muỗi. Đừng để những chậu hay gốc cây úng nước. Đó sẽ là nơi lý tưởng cho muỗi sinh sôi.
4. Sửa các vết rạn nứt
Những vết nứt trên cửa sổ hay tường dù là rất nhỏ cũng có thể là con đường thuận lợi cho các côn trùng nhỏ như mối, kiến..len lỏi vào nhà và làm tổ. Hãy chú ý để sửa lại những vết rạn nứt này.
5. Bịt kín các lỗ hổng xung quanh đường dây điện, dây cáp, ống dẫn
Đường dây điện và cáp quang mạng , hệ thống ống dẫn vào căn nhà bạn rất lý tưởng để côn trùng bò vào nhà. Hãy bọc kín các đầu mút của các đường dây này khi xuyên qua tường để ngăn chặn chúng.
6. Rào kín các ống khói thông gió
Ống khói thông gió trên mái nhà tạo ra một lỗ hổng lớn, hãy đan thép lưới và hàn lại để tránh nhiều loại côn trùng chui vào nhà
7. Đừng mời côn trùng dùng bữa tối cùng bạn
Hãy dọn sách những đồ ăn dư thừa, cất kín hoặc đem đổ rác bên ngoài. Mùi đặc trưng của thức ăn có thể thu hút nhiều loại côn trùng. Hãy dọn và lau sạch bàn sau bữa ăn
8. Đổ rác vào thùng kín nắp
Mỗi gia đình thường xuyên có thùng rác trong bếp và các thùng rác nhỏ ở phòng trà hoặc phòng khách. Hãy đảm bảo tất cả các thùng rác trong nhà đều đậy nắp kín, để tránh các loại kiến, gián thậm chí là chuột xâm nhập. Bạn nên dùng các loại thùng rác phân loại kín nắp
9. Giữ nền nhà sạch
Nền nhà là nơi mà bạn đi qua đi lại và làm việc suốt trên đó trong ngày. Hãy giữ nền nhà sạch sẽ, khô thoáng, tránh ẩm ướt. Côn trùng khó có thể sinh sản ở một nơi sạch sẽ và thoáng. Nền nhà sạch bong kin kít, không lo côn trùng.
10. Tiêu diệt côn trùng theo cách tự nhiên
Với các loại chim thì côn trùng là loại thức ăn chính của chúng. Hãy để chim làm tổ trên cây cối quanh nhà nếu có thể, đừng xua đuổi chúng. Chúng sẽ giúp bạn giệt trừ nhiều loại sâu bọ, côn trùng trong khuôn viên.
Xử lý sao khi bị côn trùng cắn?
Muỗi đốt
Loài côn trùng này hiện diện khá nhiều trong nhà chúng ta. Khi bị muỗi đốt, dân gian có rất nhiều cách để ngăn sưng đỏ và ngứa. Cứ 5 phút một lần, lấy mặt trong của vỏ chuối chà xát lên vết muỗi đốt hoặc cắt củ khoai tây thành từng lát mỏng xoa vào chỗ bị đốt sẽ thấy rất hiệu quả. Nên thực hiện 3 lần trong ngày.
Bạn cũng có thể pha loãng giấm, xoa lên nốt muỗi đốt, đắp lên đó một miếng gạc, sẽ không bị ngứa và sưng. Hoặc dùng nước cốt chanh tỏi, hành tây đập giập, thoa lên chỗ muỗi đốt cũng có công dụng tương tự. Nếu không muốn muỗi “quấy rầy”, bạn hãy dùng lá bạc hà, tía tô, lá cà chua vò nát lấy nước bôi lên da, chúng sẽ sợ mùi và không dám lại gần bạn.
Rết cắn
- Nếu bị rết cắn sẽ gây đau, sưng tấy và có thể chết người. Tuy nhiên, có một vài cách trị dân gian khi rết tấn công. Cũng như khi bị rắn cắn, tốt nhất bạn hãy dùng sợi dây buộc chặt bên trên vết thương. Tiếp theo bạn lấy nước muối rửa vết thương. Sau đó nhanh tay móc nhớt trong cổ con gà hay nhớt ốc sên, bôi lên vết thương (tuy nhiên cách này không vệ sinh lắm).
- Bạn cũng có thể lấy một ít hạt mè (vừng) nghiền nát, đắp lên vết rết cắn. Hoặc dùng lá bạc hà rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương.
Hạt khổ qua rửa sạch, giã nhuyễn, đắp lên cũng cho kết quả tương tự. Bên cạnh đó, hãy cho nạn nhân ngậm một miếng phèn chua to bằng đầu ngón tay.
- Để đuổi rắn, rết, bạn giã nhỏ tỏi, hành lá và thuốc lá, viên tròn và ném vào chỗ rắn, rết ở thì chúng sẽ tự động bò đi chỗ khác. Có thể trồng cây sả xung quanh nhà sẽ làm cho rắn không tìm đến nhà bạn.
Ve cắn
Khi bị ve cắn, không được tự dứt ra mà phải xử lý bằng một trong các phương pháp sau:
Lấy nước điếu đặc (phần nước giữ trong điếu thuốc lào) chấm vào miệng con ve để tự nó nhả ra, sau đó lấy vôi tôi xát vào vết cắn.
Hoặc dùng kim băng đốt nóng đỏ chọc vào bụng con ve, sau đó lấy vôi tôi bôi vào vết cắn. Nếu tự dứt con ve ra, răng ve còn lại trong da thịt sẽ gây ngứa, đau nhức, có khi phát sốt. Trong trường hợp này, lấy thuốc là tẩm nước điếu đắp lên vết cắn và băng lại. Sau đó dùng toa thuốc: Ké đầu ngựa 20g, cỏ chỉ thiên 20g, cây vòi voi 20g, bồ công anh 40g đem sắc đặc, ngày uống 2 lần cho đến khi khỏi.
Mẹo trị vết côn trùng cắn ở trẻ nhỏ mẹ nào cũng nên biết (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Hãy có những mẹo riêng để xử lý vết cắn do côn trùng gây ra ở trẻ nhỏ, các mẹ cần biết. |