Cách 1
Nguyên liệu:
Bánh ú tro là món ăn không thể không có trong ngày Tết Đoan Ngọ. |
900 gam gạo nếp ngon
2 muỗng canh nước tro tàu
300 gam đậu đỏ
100 gam đường nâu
1 muỗng canh dầu ăn
Bạn cần chuẩn bị thêm lá chuối và đây lạt để gói bánh nữa nhé!
Cách làm:
Ngâm gạo nếp với nước pha chút muối. Để gạo qua 1 đêm rồi vớt ra, vo lại cho sạch, để ráo nước. Gạo ngâm muối sẽ giúp bánh đậm đà hơn đấy.
Hòa tan 2 muỗng canh nước tro tàu với 1 chén nước lọc.
Cho gạo nếp vào trộn đều với nước tro. Bạn ngâm gạo thêm khoảng 6 giờ sau đó mang gạo đi rửa sạch lại và chờ ráo.
Trộn tiếp gạo với chút dầu ăn.
Đậu đỏ cũng ngâm nước ấm, để qua đêm cho đậu mềm rồi rửa lại đậu và mang đậu đi hấp chín.
Giã đậu đỏ bằng cối hoặc cho vào máy xay nhuyễn tùy theo sở thích cuả bạn.
Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, trút đường vào chảo, đảo đều tay cho đường tan hết rồi cho đậu đỏ xay nhuyễn vào xào cùng đường.
Tới khi đậu đỏ thấm đều đường thì bạn tắt bếp, để đậu thật nguội rồi vo đậu thành từng viên tròn nhỏ có đường kính khoảng 2 cm.
Rửa sạch lá chuối, để ráo nước rồi xếp chồng lá lên nhau. Cuốn đầu lá thành hình phễu rồi cho gạo nếp vào, đặt viên đỗ vào giữa, thêm chút gạo để phủ kín viên đỗ, ấn nhẹ tay cho mặt gạo phẳng, gấp các góc lại và dùng dây lạt buộc chặt.
Công đoạn gói bánh cần sự khéo tay nên bạn chú ý một chút nhé!
Đun nồi nước rồi thả bánh vào luộc chín.
Bạn lưu ý nước luộc phải ngập hơn một gang tay so với mặt bánh, thỉnh thoảng phải chế vào nước sôi vì khi luộc nước sẽ bị cạn. Nấu bánh trong khoảng 1h30 phút đến 2 tiếng tùy độ lớn nhỏ của bánh.
Bánh chín thì vớt khỏi nồi và treo ở chỗ thoáng cho bánh ráo hết nước và thưởng thức.
Cách 2
Nguyên liệu:
Món ăn này ngon và hấp dẫn. |
– 800g gạo nếp
– 1 bát con đỗ xanh đã xát vỏ
– Đường, muối, nước tro
– Lá tre bạn có thể dùng lá của cây tre bương hay còn gọi là lồ ồ, loại tre này lóng dài, ống lớn, lá to
– Dây lạt để buộc hoặc dây thừng sợi nhỏ dùng trong thực phẩm.
Cách làm:
– Gạo nếp đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm gạo nếp vào âu nước lạnh có hòa một ít muối, ngâm khoảng 5-6 tiếng, đãi lại cho sạch.
– Nước tro đổ ra bát, để tiện lợi bạn có thể mua sẵn nước tro làm sẵn, một thìa canh nước tro bạn hòa với 1 lít nước lọc.
– Cho gạo nếp vào âu sạch, thêm nước lọc đã hòa với nước tro, mực nước phải ngập mặt gạo nếp, ngâm 20-22 tiếng.
– Thỉnh thoảng khi ngâm bạn có thể thử bằng cách lấy vài hạt nếp đã ngâm, để giữa hai đầu ngón tay, bóp nhẹ thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì nếp đã ngấm đủ nước tro.
– Nếp sau khi ngấm đủ nước tro, bạn xả lại nhiều lần nước lạnh cho thật sạch, xóc thêm muối vào, để lên rổ cho ráo nước.
– Đỗ xanh đã xát vỏ đãi sạch, ngâm vào âu nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Tiếp theo cho đỗ xanh vào nồi, thêm một ít nước lọc nấu cho đỗ xanh chín mềm.
– Khi đỗ vẫn đang còn nóng trên bếp, thêm đường vào, dùng muôi gỗ khuấy thật nhanh tay để hạt đỗ tơi mịn ra, hoặc có thể cho đỗ xanh vào máy sinh tố, xay thật mịn.
– Cho đỗ xanh vào chảo, sên lửa nhỏ để mặt đỗ hơi se khô lại, nêm đường tùy theo bạn thích ăn ngọt nhiều hay ít, tắt bếp, để nguội.
– Lá tre rửa sạch, đun nồi nước sôi, cho lá tre vào nồi nước chần sơ qua nước sôi để lá mềm thì sẽ dễ gói hơn, để ráo nước.
– Phần đỗ xanh sau khi sên, vo viên tròn nhỏ.
– Xếp chồng hai lá tre vào với nhau, cuốn đầu lá thành hình cái phễu.
– Dùng thìa múc một phần nếp, đặt 1-2 viên nhỏ đỗ xanh vào giữa và múc một ít gạo nếp che phủ đỗ xanh, dùng thìa ấn nhẹ phần nếp xuống cho thật chặt.
– Gấp hết phần góc còn lại của lá cho thật kín, dùng lạt buộc hoặc có thể dùng dây thừng sợi nhỏ để buộc lại.
– Tiếp tục làm cho hết phần gạo nếp và đỗ xanh, dùng dây buộc thành từng chùm khoảng 5-8 cái.
– Dùng một nồi vừa đủ với lượng bánh đã gói, thêm nồi lạnh, đun sôi nước, thả từng chùm bánh vào nồi luộc chín, mực nước cao hơn mặt bánh một gang tay, thỉnh thoảng cạn nước thì bạn châm vào nước sôi nóng, không thêm nước lọc vì phần gạo nếp sẽ bị sượng.
– Đun từ 1,5 đến 2 tiếng, tùy theo bánh bạn gói lớn hay bé, bánh chín bạn lấy ra xả lại nước lạnh, rồi treo lên chỗ thoáng mát.
– Yêu cầu: Hạt gạo nếp trong, ăn dẻo và bùi bùi, ngọt của đỗ xanh, có thể chấm thêm với đường hoặc mật ong.
Chúc các bạn thành công!
Cúng Tết Đoan Ngọ 2016 vào giờ nào, buổi nào là đúng và tốt nhất? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cúng Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. |
Cách sắm lễ và bài văn khấn cúng Tết Đoan ngọ 2016 (mùng 5/5 ÂL) (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Tết Đoan Ngọ là ngày lễ đặc biệt quan trọng trong truyền thống người Việt, thường cúng vào giữa trưa ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. |
Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ 5/5 (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Vậy, Tết Đoan ngọ có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa như thế nào? |