Bé "nghiện" mút tay có ảnh hưởng gì?

( PHUNUTODAY ) - Bé hay mút tay có ảnh hưởng xấu gì không? là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các mẹ những thông tin bổ ích về vấn đề này.

Việc trẻ em hay ngậm mút tay là thói quen rất thường gặp, đặc biệt là trẻ từ 3-5 tháng tuổi, bởi đây là bản năng bú mút tự nhiên dẫn đến việc trẻ thường xuyên mút tay trong những tháng đầu đời. Ở tuổi này, bé có thể đưa bất kỳ thứ gì ở gần bé vào miệng.

Phần lớn hành vi mút tay bắt nguồn từ cảm giác buồn chán hoặc lo lắng của trẻ. Hành vi mút tay là cách thức tự kích thích và giúp trẻ tìm lại cảm giác bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ. Sau đó, những hành vi này mới trở thành thói quen khó bỏ. 

Tuy nhiên, nếu trẻ trên 2 tuổi vẫn hay có thói quen mút tay là không tốt.

o6

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Những ảnh hưởng của việc trẻ ngậm mút tay quá nhiều

Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt. Hàm trên, hàm dưới cũng gặp những tác động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, và tổng quan là ảnh hưởng đến khuôn mặt của bé.

Khi bé mút tay nhiều, lâu và dùng lực mạnh làm bẹp đầu ngón tay và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay. Khi bé có răng mà vấn tiếp tục có thói quen này thì rất có thể sẽ khiến ngón tay bị thương khi bé vô tình nghiến vào.

Đặc biệt, khi bé mút ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. dẫn đến việc đưa vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nếu khả năng miễn dịch của bé không tốt, rất có thể dẫn đến những bệnh truyền nhiễm. Khi tự thọc tay quá sâu vào miệng khiến bé dễ bị nôn hoặc bị trớ. Mút tay chưa rửa sạch sẽ khiến cho bé bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hóa…

Làm sao để trẻ nhỏ không bị " nghiện" mút tay

o7

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Với trẻ còn bú nên cho bú mẹ đầy đủ. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, bố mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi khác, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp mút tay.

Phần lớn hành vi mút tay bắt nguồn từ cảm giác buồn chán hoặc lo lắng của trẻ. Do đó, để giảm thiểu hành vi mút tay, trước tiên cần đảm bảo một môi trường ấm áp, quan tâm. Khi thấy trẻ mút tay thì mẹ có thể ôm trẻ vào lòng, nói nựng nịu và dùng tay mình cầm lấy tay trẻ để trẻ không mút được nữa.

Với những trẻ lớn, bố mẹ cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh.

Nếu lên 6 tuổi bé còn thích mút tay, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ tâm lý.

Đôi khi bố mẹ cần đến sự hỗ trợ của bạn bè. Bạn bè đóng vai trò quan trọng với các bé ở mọi độ tuổi. Nếu mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay thì điều này sẽ tác động tốt đến bé. Nên nhờ các bạn của bé nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần, bé sẽ tự động rời xa thói quen này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn