Cách tiết kiệm 50% tiền lương mỗi tháng, bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ

( PHUNUTODAY ) - Với những cách dưới đây, bạn có thể phân bổ chi tiêu một cách hợp lý hơn, giúp tăng khoản tiền tiết kiệm được mỗi tháng.

Ghi rõ các khoản chi phí cần thiết và để dành ra phần tiền chi trả cho các khoản này

Ăn, ở, mặc, đi lại là các nhu cầu thiết yếu của con người. Chúng ta sẽ cần các khoản phí nhất định cho những hoạt động sinh hoạt thường ngày đó. Bạn có thể ghi lại các khoản chi phí cho nhu cầu thiết yếu để biết một tháng mình cần chi bao nhiêu tiền và điều chỉnh. Sau một thời gian theo dõi chi tiêu, bạn sẽ biết mình cần bao nhiêu tiền cho các nhu cầu thiết yếu. Khi nhận tiền lương, bạn có thể để riêng một phần tiền để chi trả cho nhà ở, ăn uống, đi lại, sinh hoạt.

Có thể áp dụng công thức tính như sau:

Chi phí cần thiết cho hoạt động sinh hoạt thiết yếu = Tiền thuê nhà + nước/điện/internet/điện thoại + ăn uống + đi lại

Trong các khoản chi nói trên, tiền thuê nhà, điện, nước, điện thoại và đi lại thường khá cố định, ít biến động giữa các tháng. Bạn có thể kiểm tra lịch sử chi tiêu trong 3 tháng gần nhất và lấy con số trung bình của 3 tháng để biết mình cần để ra bao nhiêu cho các khoản này.

Riêng khoản tiền chi tiêu cho việc ăn uống, bạn cần tính toán kỹ lưỡng. Chi phí ăn uống sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu, thói quen sinh hoạt. Bạn có thể cân đối cho hợp lý, không quá ít cũng không quá nhiều, đủ để đảm bảo thoải mái. Chẳng hạn như thay vì đi ăn hàng, gọi đồ ăn ngoài, bạn nên ưu tiên mua thức ăn để tự chế biến tại nhà, giúp tiết kiệm chi phí.

Để tiết kiệm tiền, bạn cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể.

Để tiết kiệm tiền, bạn cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể.

Dành ra một khoản cho các vấn đề không thiết yếu

Ngoài các nhu cầu thiết yếu, chúng ta vẫn còn các hoạt động không thiết yếu khác như đi chơi, mua sắm, ăn uống bên ngoài, mua quà, đi đám hiếu hỉ... Những khoản không thiết yếu này không cố định hàng tháng. Các hoạt động vui chơi vừa giúp bạn thư giãn, lấy lại sức lực vừa là động lực để phấn đấu, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tùy theo khả năng, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh cho khoản chi này. Thông thường, khoản chi không thiết yếu nên nằm trong khoảng 10% lương tháng. Bạn cần kiểm soát chi tiêu để chắc chắn không vượt chi số tiền đã quy định.

Ngoài ra, với số tiền trên bạn cũng có thể ưu tiên để đầu tư cho việc học tập như mua sách, học kỹ năng mới, tham gia các lớp học cải thiện bản thân... Việc đầu tư cho bản thân mang lại nhiều lợi ích mà các điều khác không thể sánh bằng.

Số tiền còn lại dành để tiết kiệm

Sau khi trừ đi khoản chi phí thiết yếu và không thiết yếu, bạn có thể để dành phần tiền còn lại. Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh được những tình huống bất ngờ, rủi ro như ốm đau, tai nạn, nhảy việc, mất việc... nên việc có một khoản tiết kiệm dự phòng là điều cần thiết.

Bạn hoàn toàn có thể chia số tiền tiết kiệm này thành các khoản nhỏ hơn để phục vụ từng mục tiêu ngắn hạn, dài hạn khác nhau. Ví dụ như một phần để dành cho việc du lịch, một phần để mua điện thoại mới hay mua xe, một phần tích lũy mua nhà... Tùy theo mục đích cụ thể của bản thân mà bạn có thể chia các khoản tiết kiệm này cho hợp lý.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link