Cách xử lý khi bị chó cắn

( PHUNUTODAY ) - Chó ngày càng được yêu quí và là người bạn trung thành, thân thiết của con người. Tuy nhiên khi bị chó cắn thì cần phải đặc biệt cẩn thận vì nó có mang virus, đặc biệt khi vào mùa nắng nóng, rất có thể sẽ bị mắc bệnh dại nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là một số cách xử lý.

 1. Cách xử lý khi bị chó cắn tại chỗ

Khi bị chó cắn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bên vòi nước chảy mạnh rồi rửa sạch vết thương bằng xà phòng diệt trung, nước muối đậm đặc hoặc dung dịch sát khuẩn như cồn, rượu,... để rửa vết thương. Chú ý, cần rửa sạch vết thương nhưng không được chà xát quá mạnh vào vết thương.

- Nếu vết thương chảy máu bạn không nên cầm máu mà cứ để cho máu chảy trong vòng 15 phút, chỉ nên rửa miệng vết thương. Sau 15 phút mà máu vẫn còn chảy thì hãy dùng vài miếng gạc y tế đặt lên miệng vết thương, chờ tiếp 7 phút, nếu vết thương vẫn tiếp tục rỉ máu ướt hết gạc cũ thì bạn lại đặt thêm gạc mới lên trên gạc cũ ( không được bỏ gạc cũ ra, như vậy sẽ làm máu chảy nhiều hơn). Đợi đến khi máu hoàn toàn ngừng chảy mới được băng vết thương lại.

- Nếu trường hợp vết cắn quá sâu hoặc cắn vào mạch máu, khiến máu chảy quá nhiều hoặc phun thành tia thì cần phải lấy dây thun buộc xung quanh vết thương rồi đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.

chocan

- Nếu vết thương quá sâu, phải để đến ngày thứ 3 mới có thể khâu vết thương, nếu khâu sớm sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

2. Bước xử lí tiếp theo sau khi bị chó cắn - tiêm vacxin

Khi bị chó cắn, bạn nên đi tiêm phòng dại nếu như ở các trường hợp sau:

- Vết cắn vào quá sâu trong da của bạn, hoặc đó là những vết cắn ở những nơi nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, bộ phân sinh dục,... Nếu ở những bộ phận này cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiêm huyết thanh và vacxin phòng ngừa kịp thời.

- Theo dõi nếu vùng bị cắn đang có dịch chó mèo, hoặc hỏi chủ chó xem con chó đó đã được tiêm phòng hay chưa, cũng theo dõi xem sau khi cắn chó có biểu hiện khác thường gì không,.... nếu có khác thường hoặc chưa được tiêm phòng dịch thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi tiêm phòng.

- Với một số trường hợp như vết cắn nhẹ, không vào vùng nguy hiểm, chó đã được tiêm phòng và không ở nơi có dịch bệnh chó mèo, sau 15 ngày con chó đó không phát dại hoặc chết thì không cần phải đưa người bệnh đi tiêm phòng. 

- Cần phải tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ khi đi tiêm phòng để có hiệu quả tốt nhất.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link