1. Các loại kem chống nắng
- Kem chống nắng hóa học: Là loại kem có chứa các thành phần hóa học có khả năng hấp phụ hoặc chuyển hóa ánh sáng do các phản ứng hóa học. Loại này thường ít có tác dụng chống nắng bằng các chất chống nắng lý học.
- Kem chống nắng lý học: Là loại kem chống nắng có tác dụng như một tấm lá chắn ngăn ngừa, phản xạ, phát tán các tia sáng mặt trời không cho chúng ảnh hưởng đến da.
Kem chống nắng hóa học có chứa các bộ lọc như octisalate hoặc avobenzone, có thể thâm nhập vào da và bảo vệ da bằng cách hấp thụ tia UV. Kem chống nắng là bước quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da thường xuyên của bạn, nhưng nó sẽ không hiệu quả nếu sử dụng sai cách...
2. Cách thoa kem chống nắng
- Bôi kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi ra nắng để có kết quả tốt nhất. Da có thể hấp thụ và ít bị trôi khi bạn đổ mồ hôi.
- Hãy sử dụng khoảng 30 gam để che toàn bộ cơ thể của bạn; xoa kỹ kem chống nắng vào da.
- Sử dụng kem chống nắng trên tất cả các phần da hở tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm tai, cổ, mặt, lưng, vai, tay, chân… Đối với những vùng khó tiếp cận như lưng, hãy nhờ người khác giúp bạn hoặc sử dụng kem chống nắng dạng xịt.
- Nhớ thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ, hoặc ngay sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi. Những người bị cháy nắng thường không sử dụng đủ kem chống nắng, không thoa lại kem sau khi ra nắng hoặc sử dụng sản phẩm đã hết hạn sử dụng. Những ngày nhiều mây và vào mùa đông. Vì vậy, cho dù bạn đang đi nghỉ hay đi dạo bóng dâm hãy nhớ sử dụng kem chống nắng.
- Hãy che mát khi có thể vì ngay cả khi bạn bôi kem chống nắng và chăm chỉ bôi lại, cũng sẽ không bảo vệ bạn khỏi 100% tia UV.
- Hãy cẩn thận khi thoa kem chống nắng quanh mắt.
3. Một số lưu ý khi dùng kem chống nắng
- Không có loại chỉ số chống nắng (SPF) nào có thể lọc được 100% tia UV. SPF từ 30 trở lên và lý tưởng nhất là SPF 50 trở lên, đặc biệt nếu bạn đang dành nhiều thời gian ở ngoài trời.
- Nên chọn kem chống nắng 'phổ rộng' sẽ giúp bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. UVA là nguyên nhân chính gây sạm da và lão hóa da sớm trong khi tia UVB có thể gây cháy nắng. T
Nhưng việc tiếp xúc với tia UVA và UVB đều có thể dẫn đến ung thư da, vì vậy điều quan trọng là phải chọn loại kem chống nắng "phổ rộng" bảo vệ chống lại cả hai.
- Nếu bạn đi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều, hãy chọn loại kem chống nắng có khả năng chống nước (không phải tất cả các loại kem chống nắng đều có khả năng chống nước)
- Hãy thử kem chống nắng có các chất hóa học khác nhau để chọn loại phù hợp với mình (ví dụ như không bị kích ứng…).
-Dù một thương hiệu đắt tiền có thể có cảm giác 'xịn xò' hơn hoặc mùi thơm hơn, nhưng nó không nhất thiết sẽ hiệu quả hơn một sản phẩm rẻ hơn.
- Với da dầu không nên chọn những sản phẩm chống nắng dạng kem, bởi lớp kem dày sẽ khiến cho làn da ít bị bí, làm cho da tiết dầu nhiều hơn từ đó dẫn đến tình trạng da dầu lại càng trở nên bóng dầu và thậm chí còn gây nổi mụn. Ở dạng sữa sẽ có kết cấu mỏng nhẹ, khi bôi lên da sẽ dễ hấp thụ hơn, có khả năng chống nắng tức thì và mang đến cảm giác thông thoáng.
- Hãy lưu ý về hạn dùng của sản phẩm vì một số thành phần chống nắng có thể bị biến chất theo thời gian.
- Khi dùng kem chống nắng lần đầu tiên nên bôi thử một lượng nhỏ vào vùng mặt trong cẳng tay, chờ đến ngày hôm sau nếu không có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ thì có thể dùng được.