Cây bỏng (sống đời) không chỉ chữa bỏng tốt, mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác

07:18, Thứ tư 03/04/2024

( PHUNUTODAY ) - Cây thuốc này quen thuộc với mọi người nhưng có những công dụng không ngờ tới. Không chỉ chữa bỏng hiệu quả, mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh khác.

Cây bỏng (cây thuốc bỏng/cây sống đời) mọc hoang dã, dễ sống. Vì thế, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất cây cũng có thể bén rễ. Cây thuốc bỏng có vị nhạt, hơi chua chua, chát chát, rất dễ uống khi ốm đau lại có tính mát.

Cây thuốc bỏng còn có các tên trường sinh, thổ tam thất, diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ). Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam) Pers (Bryophyllium calycinum Salisb). Họ cây thuốc bỏng (Crassulaceae).

Có tên “thuốc bỏng” vì cây được dùng phổ biến nhất làm thuốc đắp chữa bỏng. Tên trường sinh và có nơi dùng tên sống đời, có lẽ vì có đặc điểm mép lá ra rễ thành cây khác ngay khi lá còn trên cây hoặc rơi xuống đất, xuống nước, nơi tường ẩm, tiếp tục sống mãi không ngừng. 

Đây là cây thuốc chữa bệnh hàng ngày đơn giản và hiệu quả

Đây là cây thuốc chữa bệnh hàng ngày đơn giản và hiệu quả

Theo cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, cây thuốc bỏng còn có các tên gọi là sống đời, trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử… Đây là loại cây vừa làm cây cảnh cho hoa, vừa là cây thuốc chữa bệnh hàng ngày đơn giản và hiệu quả.

Theo "Từ điển cây thuốc Việt Nam" của giáo sư Võ Văn Chi, ngoài những công dụng trên, loài cây này còn được dùng để đắp mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi tiêu ra máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên cây thuốc bỏng được để dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.

Còn theo kinh nghiệm dân gian, cây thuốc bỏng được dùng không chỉ để chữa bỏng mà còn để cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, giải độc.

Thành phần hóa học có 3 nhóm hoạt chất của cây thuốc bỏng

  • Các acid hữu cơ như: malic, citic, succinic, fumaric, pyruvic, axala acetic, oxalic, lactic…
  • Các glycozit flavonoic như: glycozit A, glycozit B và quexetin glycozit C là kampfearol 3 -glycozit.
  • Các hợp chất phenolic gồm: acid p.cumaric, syringic, cafeic, phydroxybenzoic.

Công dụng: cây thuốc bỏng thể hiện rõ tính chất tiêu viêm, kháng khuẩn. Được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong hoặc ngoài cơ thể.

Cây thuốc bỏng dùng làm nhiều bài thuốc chữa bệnh

Cây thuốc bỏng dùng làm nhiều bài thuốc chữa bệnh

Một số bài thuốc từ cây lá bỏng mà dân gian thường dùng

  • Chữa mụn nhọt chưa có mủ

Lấy 30g lá thuốc bỏng, lá táo 20g, lá đại 15g. Tất cả giã nhỏ, đắp chỗ đau, ngày 1-2 lần.

  • Chữa bệnh trĩ

Lấy lá thuốc bỏng và rau sam mỗi vị 5-6g nhai sống hay sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa và giã lá thuốc bỏng đắp ngoài.

  • Chữa kiết lỵ

Lấy 40g lá thuốc bỏng, kết hợp 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông, và 16g cam thảo đất. Tất cả đem sắc uống ngày một thang thì bệnh sẽ khỏi.

  • Chữa đi ngoài ra máu

Lá thuốc bỏng 30g, lá trắc bá 10g sao cháy, cỏ nhọ nồi 10g, ngải cứu sao cháy 10g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa viêm tai giữa cấp tính

Lá thuốc bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.

  • Chữa viêm loét dạ dày

Có thể dùng lá thuốc bỏng ăn sống mỗi ngày 40g.

  • Chữa nôn ra máu

Khi bị thương, nếu có hiện tượng nôn ra máu thì lấy ngay 7 lá thuốc bỏng giã nát, thêm rượu và đường vào uống trong ngày.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc