Cây thiết mộc lan thích 'ăn' thứ này, cứ vùi vào gốc là lá cây xanh mướt, hoa nở từng chùm lớn

( PHUNUTODAY ) - Nếu biết cách chăm sóc, cây thiết mộc lan có thể ra hoa. Người ta tin rằng, loại cây này ra hoa là điềm lành đang đến, gia chủ gặp nhiều may mắn.

Ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan là loại cây thân gỗ, được nhiều người chọn làm cây cảnh trồng trong nhà, vừa có tác dụng thanh lọc không khí, vượng phong thủy.

Thiết mộc lan có sức sống mạnh mẽ, thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Chỉ cần một cành nhỏ thiết mộc lan cắm xuống đất là nó có thể phát triển thành cây lớn tươi tốt. Nếu cắt ngang thân cây, chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều chồi non sẽ mọc ra từ vị trí cắt.

Loại cây này có tác dụng thanh lọc không khí, hút các khí độc trong nhà nhưu monoxide de carbone, benzene, formaldelyde, toluene... Gia chủ có thể trồng một cây thiết mộc lan nhỏ trong nhà để giữ cho không khí luộn trong lành.

cay-thiet-moc-lan-01

Về ý nghĩa phong thủy, cây thiết mộc lan đại diện cho hành Mộc, có thể trồng ở hướng Đông hoặc Đông Nam để thu hút may mắn, tài lộc cho gia đình.

Số lượng cành thiết mộc lan khác nhau sẽ tượng trưng cho các ý nghĩa khác nhau trong phong thủy. 2 cành là biểu tượng của vạn sự như ý, tình cảm thuận lợi; 3 cành đại diện cho hạnh phúc; 5 cành tượng trưng cho sức khỏe dồi dào; 8 cành là phát tài phát lộc; 9 cành là tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn.

Thiết mộc lan là loại cây ít nở hoa, nhất là khi trồng trong chậu. Người ta tin rằng, cây thiết mộc lan ra hoa là tài vận sắp đến, gia chủ nhận nhiều may mắn.

Cách trồng thiết mộc lan, làm thế nào để cây thiết mộc lan ra hoa?

Bạn có thể trồng thiết mộc lan bằng cách gieo hạt hoặc bằng cành. Trong đó, cách trồng bằng cành thường được áp dụng nhất vì cây sẽ phát triển nhanh hơn, khỏe hơn. Việc ươm hạt sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Cây thiết mộc lan không cần ánh sáng mạnh vẫn có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu thấy cây héo úa thì bạn vẫn cần phải đem cây ra phơi nắng một thời gian để lá cây quang hợp và xanh tốt trở lại.

Cây thiết mộc lan ưa nước nhưng không cần tưới quá thường xuyên. Có thể tưới cây 1-2 lần/tuần với cây trồng trong nhà và 4-5 lần/tuần với cây trồng ngoài trời. Thời điểm thích hợp nhất để tưới cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu cây có dấu hiệu vàng lá bất thường thì có thể do cây đang bị thừa nước, hãy dừng tưới một thời gian. Nếu lá cây bị khô, thiếu sức sống thì có thể là cây đang thiếu nước, cần tăng lượng nước tưới.

Đất trồng cây cần đảm bảo độ tơi xốp, dễ thoát nước. Nên chọn loại đất giàu mùn, độ pH trong khoảng 5-6,5.

thiet-moc-lan

Cây thiết mộc lan cần có dinh dưỡng để phát triển. Do đó, bạn cũng cần bón phân cho cây. Nên duy trì bón phân hữu cơ hoặc NPK cho cây mỗi 2-3 tháng một lần. Phân được bón sát gốc và cách thân cây khoảng 5-10 cm. Bạn cũng có thể pha loãng phân với nước sạch rồi tưới đều xung quanh gốc cây.

Để cây thiết mộc lan hoa hoa, bạn nên trồng cây trong đất và trồng ở vị trí có thể đón ánh nắng mặt trời. Ngừng tưới nước trong một thời gian nhất định để ức chế thân, gốc và lá cây. Đến khi trời tối (khoảng từ 18h30-19h30) lấy nước đá lạnh đặt vào chậu cây, cách gốc 10-15cm. Lặp lại cách này đến khi cây ra hoa. Sau đó có thể tưới nước bình thường.

Xử lý một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây

Khi cây thiết mộc lan bị đốm trắng, có thể dùng khăn ấm lau sạch các đốm trên lá. Pha nước muối xịt lên lá cây.

Nếu cây thiết mộc lan bị thối thân, bạn có thể cắt bỏ phần bị thối và bôi vôi vào vị trí đã cắt.

Cây thiết mộc lan bị vàng lá thì tỉa phần lá vàng, đem cây ra vị trí có nắng và để trong khoảng 1 tuần cho cây xanh tốt trở lại.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link