Cha mẹ mắc 5 bệnh này rất dễ di truyền cho con

( PHUNUTODAY ) - Đây là những căn bệnh có khả năng di truyền cao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cha mẹ nên có biện pháp bảo vệ để tránh làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở con cái.

Cao huyết áp

Cao huyết áp là một căn bệnh phổ biến trong những năm gần đây. Theo nghiên cứu, nếu cả cha và mẹ đều bị cao huyết áp thì khả năng con cũng gặp tình trạng này trong tương lai là khoảng 45%. Trong khi đó, nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị cao huyết áp, con có khả năng bị bệnh này là 28%.

benh-di-truyen-01

Biểu hiện của cao huyết áp không dễ phát hiện. Nó có thể gây ra những tổn thương động mạch, tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, suy tim.

Cận thị nặng

benh-di-truyen-02

Nghiên cứu cho thấy cận thì và di truyền có mối quan hệ nhất định. Nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị nặng thì con cũng có khả năng gặp phải tình trạng này cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng bị cận thị bẩm sinh vẫn tương đối nhỏ. Phần lớn các trường hợp bị cận thị xuất phát từ yếu tố môi trường.

Điếc

benh-di-truyen-03

Theo các khảo sát và nghiên cứu, điếc do yếu tố di truyền bẩm sinh chiếm khoảng 60% tổng số các trường hợp bị điếc. Điều này cho thấy, điếc là một tình trạng có khả năng di truyền cao.

Ngoài ra, trẻ bị điếc cũng có thể dẫn tới câm. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo nghiên cứu, nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường, con có 70% nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai.

benh-di-truyen-04

Bệnh này nếu không được kiểm soát tốt thì có thể gây ra tổn thương tới nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim mạch, mắt, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa...

Tiểu đường chưa có biện pháp chữa trị khỏi hoàn toàn, chỉ có thể kiểm soát, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bệnh máu khó đông

Đây là căn bệnh gây ra rối loạn chức năng đông máu và chảy máu. Người mắc bệnh này khi bị thương và chảy máu thì máu không dễ dàng đông lại. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể gặp nguy hiểm do mất quá nhiều máu.

Căn bệnh này có tính di truyền và thường xảy ra ở các bé trai. Nhiễm sắc thể giới tính X chứa gen sản xuất yếu tố đông máu. Khi nam giới (bộ nhiễm sắc thể XY) nhận X từ người mẹ thì sẽ có những biểu hiện của bệnh máu khó đông. Nếu cả bố cả mẹ đều mang gen bệnh thì bé gái mới mắc bệnh.

Nếu bé gái chỉ mang một nhiễm sắc thể X bệnh thì sẽ không có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, trường hợp này mẹ có khả năng di truyền cho con trai.

Nhìn chung, số lượng nữ giới mắc bệnh này ít hơn rất nhiều do xác suất để cả cha và mẹ đều mang gen bệnh là rất thấp.

Theo:  xevathethao.vn copy link