Thường xuyên đón con muộn: 3 hệ lụy khôn lường mà cha mẹ chưa biết

17:35, Thứ bảy 24/09/2022

( PHUNUTODAY ) - Việc đón con muộn có thể tác động không tốt đến tâm lý của bé, thậm chí ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách về sau.

Đi mẫu giáo hay vào lớp 1 là những dấu mốc đầu tiên đánh dấu việc trẻ rời gia đình và ra ngoài xã hội. Cha mẹ nào cũng muốn con có khởi đầu thuận lợi, hòa đồng với bạn bè, thầy cô.

Việc cho con đi học cũng giúp cha mẹ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc riêng của mình. Tuy nhiên, đôi khi quá bận rộn, phụ huynh không thể đón con đúng giờ. Việc này xảy ra thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Khiến trẻ cảm thấy lạc lõng

thuong-xuyen-don-con-muon-3-he-luy-khon-luong-ma-cha-me-chua-biet-01

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Việc bố mẹ đến đón muộn có thể khiến bé phải đợi trong phòng học vắng vẻ. Khi đó, bé có thể cảm thấy hụt hẫng, lạc lõng. Tâm trạng này xảy ra thường xuyên sẽ không tốt cho sự phát triển của tâm lý của trẻ.

Trẻ liên tục phải ở lại lớp muộn cũng có thể khiến các bạn để ý. Những đứa trẻ có suy nghĩ đơn giản. Chúng có thể chê cười bạn bị đón muộn mà không nghĩ rằng điều đó có thể làm bạn tủi thân. Việc bị gắn mác về muộn cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý.

Trẻ trở thành người hay bất an

thuong-xuyen-don-con-muon-3-he-luy-khon-luong-ma-cha-me-chua-biet-02

Việc được muộn xảy ra thường xuyên và trở thành thói quen khiến trẻ không còn mong mỏi hay yêu cầu cha mẹ đón đúng giờ nữa. Tuy nhiên, nỗi sợ về việc ở lại lớp không có bạn bè không hề biến mất. Bé vẫn có thể cảm thấy lo lắng, buồn bã. Bạn có thể thử nghĩ đơn giản như thế này. Người lớn chỉ cần chờ đợi 5-10 phút đã có cảm giác nóng nảy, bất an. Vậy thì với những đứa trẻ non nớt, luôn coi cha mẹ là cả thế giới, việc phải chờ đợi lại càng đáng sợ hơn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ mầm non thường xuyên bị bố mẹ đến đón trễ sẽ hình thành tâm lý bất an. Từ đó, trẻ dễ phát sinh tính cách bi quan, luôn trong trạng thái sợ sệt mỗi khi gặp chuyện không bình thường.

Giảm lòng tin đối với cha mẹ

thuong-xuyen-don-con-muon-3-he-luy-khon-luong-ma-cha-me-chua-biet-03

Cha mẹ thường xuyên bắt con cái phải chờ đợi dễ khiến con thất vọng. Điều này làm khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng bị nới rộng. Về lâu dài, lòng tin của con đối với cha mẹ càng giảm. Con cũng có xu hướng chủ động xa lánh cha mẹ. Khi đó, việc gắn kết tình cảm giữa hai thế hệ càng trở nên khó khăn.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền