Khi cha mẹ về già, người con có tinh thần trách nhiệm thường là người hiếu thảo nhất
Có người nói rằng khi về già, đừng để con ở xa vì đứa bên cạnh nó mới biết báo hiếu. Nhưng sự thật là khoảng cách cũng không nói lên khác biệt lớn lắm. Vẫn có những đứa trẻ ở gần cha mẹ nhưng bất hiếu.
Trong một gia đình, một số anh cả, chị cả thường là người hiếu thảo với cha mẹ hơn vì là con trưởng trong gia đình. Từ nhỏ, họ đã có điều kiện sống kém hơn các anh chị em. Họ đã thay cha mẹ gánh vác trách nhiệm gia đình bao gồm nuôi dưỡng, chăm sóc các em. Tất nhiên, vẫn có những đứa con út nhưng vẫn có hiếu với cha mẹ.
Tuy nhiên, có những trường hợp khá ứng nghiệm là đứa trẻ ngày bé thường khiến cha mẹ buồn lòng, hay làm trò vụng, đụng đâu bể đó, dễ bị mắng vốn… lại là đứa mà cha mẹ có thể được dựa dẫm khi về già. Ngược lại, đứa trẻ thông minh, rạch ròi mọi chuyện có thể lớn lên sẽ rất muốn tách biệt khỏi gia đình vì nó quá hiểu những rắc rối khi các thế hệ sống chung.
Cha mẹ nên làm gì để nuôi dạy con thành đứa con có hiếu?
Có câu nói: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Cho dù con cái mỗi đứa có thiên hướng và tính cách khác nhau. Nhưng nếu cha mẹ biết cách nuôi dạy, sẽ có thể giúp con trở thành người tốt. Cha mẹ nào không mong con lớn lên thành tài, hiếu thảo với cha mẹ.
Trước hết, cha mẹ cần nghiêm khắc, chớ chiều chuộng, bao bọc con quá nhiều. Hãy để con làm việc, tự chịu trách nhiệm với các công việc mình làm từ nhỏ. Cha mẹ nuôi dạy và yêu thương con cái, nhưng cũng cần rèn luyện chúng trở thành những người độc lập và có trách nhiệm.
Thứ hai, cha mẹ yêu thương con nhưng cũng cần rèn luyện chúng trở thành những người độc lập và có hứ hai, bố mẹ cần phải dạy con mình cách chia sẻ với người khác. Ví dụ, khi trẻ nhìn thấy đĩa trái cây yêu thích, chúng muốn giữ lấy ăn một mình. Lúc này, bố mẹ cần phải nói cho trẻ hiểu chúng không được làm như vậy, nên chia cho mọi người cùng ăn, có như thế mới được yêu mến.
Thứ ba, cha mẹ không nên thiên vị con cái mà hãy thiết lập mối quan hệ gia đình bền chặt. Sự thiên vị của cha mẹ dễ dẫn đến xung đột giữa anh chị em, con cái sẽ rất có thành kiến với cha mẹ. Vì vậy, những gia đình có bố mẹ thiên vị thường con cũng trưởng thành trong lập dị, cuộc sống sau này của bố mẹ cũng rối ren.
Cuối cùng, dạy con thành đứa trẻ biết ơn. Theo thời gian, trí nhớ của con người sẽ suy giảm dần. Điều này cũng đúng với trẻ em, khi lớn dần chúng có thể quên mất những gì còn nhỏ. Trẻ có thể quên công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ, những khó khăn và vất vả bố mẹ đã trải qua khi chúng còn nhỏ như thế nào. Ví dụ, việc lưu giữ album ảnh về ngày thơ ấu, thỉnh thoảng xem lại cũng là một cách hay để trẻ nhớ về tuổi thơ của mình. Mỗi khi trẻ nhìn thấy quá khứ của gia đình mình, chúng chắc chắn sẽ phần nào xúc động và trân trọng hiện tại hơn.