Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Rất nhiều bà mẹ còn lúng túng trong việc chăm sóc em bé mới chào đời. Nhưng các mẹ có biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi?

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi như thế nào?

Đây là tuần đầu tiên khi bé mới chào đời. Tuy nhiên, đối với rất nhiều bà mẹ còn lúng túng không biết nên chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất và đúng cách nhất. Để có thể giải đáp được những nỗi lo ấy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi như thế nào là đúng cách?

Đảm bảo giấc ngủ cho bé

Theo ý kiến của các chuyên gia thì sự tăng trưởng ở bé sơ sinh phần nhiều đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Bé ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là hoàn toàn bình thường; bởi vì, giấc ngủ ở bé sẽ bước vào chu kỳ ổn định hơn bắt đầu từ tháng thứ tư. Tuy nhiên, khi ngủ thì cả bố và mẹ cũng để cho bé một khoảng cách an toàn nhất định.

Cho trẻ bú mẹ

Nếu mẹ chưa có sữa thì có thể cho bé tạm bú bình, nhưng sau từ 1-2 ngày đầu sữa chưa xuống, đến những ngày tiếp theo, khi có sữa, mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Thời gian và tần suất bú phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ.

Rất nhiều bé thường bị nấc giống như người lớn, nhưng các mẹ cũng đừng lo bởi thực ra, ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã xuất hiện tình trạng này. Nấc là hiện tượng tự nhiên nên nó cũng tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn và không cần quá lo lắng.

Chăm sóc rốn cho bé

Mô tả ảnh.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Do đây là tuần đầu tiên khi bé chào đời nên cuống rốn của bé có thể rụng trong tuần, hãy giữ cuống rốn khô, sạch và để nó tự rụng. Nếu có thấy chút máu hoặc chất nhờn dính trên tã hoặc áo từ dây rốn, nên cẩn thận hơn khi vệ sinh và giữ thật khô với bông gòn. Tốt nhất nên vệ sinh chăm sóc vùng rốn ngay sau khi tắm.

Mặc quần áo

Chân và tay bé có biểu hiện xanh xao và hơi tái ở giai đoạn này, nguyên nhân chính là do hệ thống tuần hoàn của bé chưa hoàn thiện chứ không phải là do bé quá lạnh. Để nhận biết bé có lạnh hay không, bạn có thể sờ mu bàn tay mình vào gáy bé hoặc cặp nhiệt độ cho bé.

Cơ thể của bé cũng giống như cơ thể của chúng ta, với tiết trời lạnh, mẹ có thể mặc quần áo ấm, đội mũ đồng thời không quên quấn thêm chiếc khăn mỏng bên ngoài khi cho bé bú. Nếu trời ấm mẹ có thể cởi bỏ mũ hoặc tháo chăn quấn bên ngoài cho bé.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé yêu

Nếu mẹ chưa sẵn sàng với việc tắm cho bé và sợ bé bị trượt tay và rơi vào nước, hãy nhờ sự giúp đỡ từ người thân. Trẻ có thể tắm mỗi ngày với nước ấm hoặc lau sạch người bằng khăn mềm với nước ấm và xà bông dành riêng cho trẻ xen kẽ những ngày tắm kỹ lưỡng.

Chú ý đến việc chăm sóc da cho bé

Đối với trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Vàng da (kèm với tiểu vàng) bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần.Theo đó, lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch chất “gây” trên da bé ngay sau sinh.

Tuy nhiên, từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch.

Mẹ hãy trò chuyện với bé nhiều hơn

Việc nói chuyện với bé ở tuần đầu tiên khi bé chào đời nhiều khi bị bỏ qua bởi cha mẹ cho rằng điều đó chưa cần thiết, bé vẫn chưa thể nhận biết được thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định quan niệm đó hoàn toàn sai. Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Do vậy, mà mẹ và bố hãy trò chuyện với bé nhiều hơn nhé.

Chú ý sức khỏe cho các mẹ sau khi sinh

Các mẹ khi mới sinh cũng nên chú ý đến sức khỏe của mình để có thể tạo điều kiện tốt nhất để có thể chăm sóc bé yêu của mình nhé:

+ Hãy tắm nước nóng.

+ Nên dùng khăn ngâm vào nước nóng, vắt khô rồi đắp lên ngực trước khi cho bú.

+ Hãy nặn bớt một ít sữa ra trước khi cho bé bú. Ngực căng quá làm bé khó ngậm vú mẹ đúng tư thế, bé sẽ phải cố nhiều hơn để bú được sữa và sẽ càng làm cho bạn đau hơn.

+ Hãy mặc loại áo ngực đặc biệt dành cho các bà mẹ con bú. Có nhiều người mặc cả lúc đi ngủ.

+ Nên cho bé bú đều đặn mỗi 2 hoặc 3 giờ. Càng cho bé bú thường xuyên, ngực bạn sẽ đỡ đau hơn.

+ Hãy uống nhiều nước để cơ thể bạn không bị thiếu nước và giúp duy trì nguồn sữa.

+ Hãy cho bé bú cả 2 bên.

+ Sau khi cho bé bú, các mẹ có thể đắp khăn lạnh lên ngực.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuối
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuối
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi bé được 6 tháng tuổi thì cần dinh dưỡng gì luôn là câu hỏi nhiều nhất của các mẹ, nhưng mẹ đã tìm được câu trả lời chưa?
Cách rơ lưỡi
Cách rơ lưỡi "chuẩn khoa học" cho bé
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Để giúp các bà mẹ biết cách chăm sóc con tốt nhất, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết hướng dẫn cách rơ lưỡi "chuẩn khoa học" cho bé.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn