Chặt cây, bẻ cành có thực sự mang “lộc” về nhà?

08:00, Chủ nhật 07/02/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đến nay, phong tục hái lộc của người Việt Nam ít nhiều đã bị hiểu sai. Người ta cho rằng cành cây càng to, lộc càng nhiều...

Vào thời khắc giao thừa hoặc sáng sớm mùng 1 Tết, người dân thường đi lễ chùa và hái một cành lộc nhỏ mang về, với quan niệm cành lộc chốn linh thiêng sẽ đem lại tài lộc, may mắn cho cả một năm.

Sau đó, người xưa thường đem treo nhánh lộc nhỏ này trước hiên hoặc cắm vào bình như một cách “làm phép” hút điềm lành cho cả một năm sung túc.

Tuy nhiên ngày nay, phong tục tốt đẹp đó của người Việt ít nhiều đã bị biến tướng và nhận thức sai lệch. Người ta cho rằng, cành cây càng to, lộc về nhà càng nhiều. Thậm chí có người còn mang cả dao đi “đốn lộc”, hay trèo lên cây cao giữa đêm giao thừa để “hái lộc”.

Nguồn gốc và ý nghĩa tục hái lộc đầu năm

Lộc ở đây mang nhiều ý nghĩa – có thể hiểu là chồi non mới nhú, biểu hiện cho sự sinh sôi, nảy nở, đại diện cho sự phát triển; mà cũng có thể cho là “tài lộc”, tượng trưng cho những điều tốt đẹp và may mắn.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, quan niệm bẻ cành càng to, càng nhiều lộc là cách hiểu “hết sức trần trụi”, hay nói đúng hơn là thiếu hiểu biết.

Phong tục hái lộc đầu năm có lẽ xuất phát từ câu chuyện từ thời vua Hùng kể rằng một ngày đầu xuân, Hùng Vương muốn các con đi trấn cứ các nơi, dạy dân làm ăn. Trước khi chia tay, vua có chia cho mỗi người một cành lộc kèm theo lời dặn dò “trên đường đi nếu gặp điều gì không may, các con hãy mang cành lộc còn đượm sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ, ma tà sẽ bỏ chạy không hại được các con”.

Như vậy, theo tục xưa, “lộc” là do được cho chứ không phải tự động phũ phàng bẻ cành.

Chặt cây, bẻ cành có thực sự mang “lộc” về nhà?

TS Nguyễn Sỹ Toản, Trưởng khoa Di sản văn hóa, ĐH Văn hóa Hà Nội cho hay: Tùy vào quan niệm, nhận thức và điều kiện, môi trường sống của từng vùng miền mà người ta sẽ có và nên có cách ứng xử phù hợp khi tham gia hoạt động tín ngưỡng trong dịp đầu năm mới, cụ thể ở đây là hái lộc.

Chặt cây, bẻ cành có thực sự mang “lộc” về nhà?
Mọi người có thể mua cành lộc có sẵn về nhà, không nhất thiết phải bẻ cành, chặt cây.

Với những người sống ở vùng trung du, miền núi, việc lựa chọn hái một cành chồi non với ý nghĩa biểu tượng là mang tài lộc, may mắn về nhà sẽ tương đối thuận lợi. Loại cây được chọn có thể là sanh, si, sung, đa, là những cây có sức sống mạnh mẽ, xanh tốt quanh năm,

Còn ở nơi thành thị, đất chật người đông, ít cây xanh và thường được qui hoạch trên các đường phố, nếu cả trăm người hái lộc bẻ cành thì cây cối trơ trụi mất. Như vậy, phong tục tốt đẹp lại trở thành hành động tàn phá môi trường.

Vì vậy, có lẽ chúng ta nên thay đổi quan niệm về xin lộc đầu năm, không nhất thiết phải bẻ cành hái quả. “Khi đi lễ đền, chùa đầu năm, ta thắp một nén hương, khấn Thần, Phật với tâm trong sáng, xin những điều may mắn, tốt lành đem về gia đình. Đó cũng là hình thức hái lộc theo đúng nghĩa và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay” - TS Toản cho biết.

Xin lộc không nhất thiết là hái cành lộc non, xin lộc có thể là thắp nén hương trên chùa, cầu xin sức khỏe, may mắn và bình an…

Những loại quả trên bàn thờ ngày Tết rước lộc vào nhà
Những loại quả trên bàn thờ ngày Tết rước lộc vào nhà
(Xã hội) - (Phunutoday) - Tết đến Xuân về, mỗi gia đình đều thành kính bày biện lên trên bàn thờ mâm ngũ quả. Mỗi một năm sẽ thích hợp với những loại quả khác nhau.
Động đất tại Đài Loan khiến nhiều người đón Tết không nhà cửa
Động đất tại Đài Loan khiến nhiều người đón Tết không nhà cửa
(Xã hội) - (Phunutoday) - Sáng nay (6/2), một trận động đất 6,4 độ richter đã diễn ra ở Đài Nam. Sự cố khiến nhiều người dân Đài Loan đón Tết trong cảnh không nhà cửa.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dang Quynh