Đắp gừng tươi vào chân - Công thức đơn giản giúp tăng cường sức khỏe mùa lạnh
Mỗi ngày, bạn hãy dùng vài lát gừng tươi đắp dưới lòng bàn chân khoảng 30 phút giúp đẩy hàn khí ra ngoài cơ thể. Nên thực hiện trước khi đi ngủ để phát huy công dụng rõ nhất.
Mẹo nhỏ này cũng giúp phòng ngừa cảm mạo cực tốt mà không phải lo tác dụng phụ.
Trong những ngày lạnh thường xuyên đi giày kín, nếu chẳng may bị hôi chân thì đắp gừng tươi vào chân theo cách này giúp diệt khuẩn cực tốt. Ngay cả khi không mắc bệnh gì, đắp gừng tươi vào chân cũng rất tốt cho sức khỏe nhờ công dụng dưỡng tâm, an thần. Hương thơm từ gừng giúp xua tan cảm xúc tiêu cực cũng như áp lực hình thành từ cuộc sống, tăng cường chất lượng giấc ngủ.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), đắp gừng tươi vào chân đem lại nhiều công dụng sức khỏe, nhất là vào mùa lạnh.
Chuyên gia nhận định, gừng là một vị thuốc rẻ tiền ngay trong nhà bạn. Gừng còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tùy theo dạng khô hay tươi, màu trắng hay đen. Tùy từng loại gừng sẽ có tính chất khác nhau một chút.
Trong đó, gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm. Gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Dùng 4-8 g sắc nước uống. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Tốt nhất là nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng hay không.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, đắp gừng vào chân chữa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe là mẹo hay hoàn toàn có thể ứng dụng trong thực tế.
Vì sao lại cần thực hiện ở lòng bàn chân?
"Nguyên nhân là ở bàn chân có gan bàn chân. Lá gan bàn chân rất quan trọng. Lá gan này có khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và ngược lại. Đó là lý do vì sao người ta nói chỉ cần massage bàn chân là không cần xoa bóp, bấm huyệt tại những khu vực khác trên cơ thể nhưng vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh nhất định", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Chuyên gia lưu ý, đắp gừng tươi vào chân rất tốt, rất dễ thực hiện nhưng không được làm khi chân đang có vết thương dù nặng hay nhẹ. Nguyên nhân do gừng có tính ấm, sinh nhiệt có thể gây kích thích da, vết thương khó lành hơn. Thời gian đắp gừng tươi ở chân không nên để quá 30 phút để vừa phát huy tác dụng vừa không gây kích ứng cơ thể...
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách ngâm chân bằng nước muối gừng chữa được nhiều bệnh:
Chuẩn bị:
2 lít nước
1 củ gừng tươi
20 gram muối hạt
Làm nước muối gừng nóng ngâm chân như sau:
Đun nước ấm đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 ̊C (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng của người dùng). Nước ngâm chân khoảng 41 độ C. Sau khi ngâm khoảng 10 phút có thể thêm nước nóng để giữ ổn định nhiệt độ của nước.
Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun cùng muối hạt.
Cách dùng:
Khi ngâm chân cần ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng từ 20 – 30 phút.
Khi ngâm nên kết hợp xoa bóp chân và lòng bàn chân.
Thời gian ngâm chân tốt nhất là 9 giờ tối vì đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Nếu ngâm chân sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc tăng tuần hoàn máu.
Tác dụng của ngâm chân nước nóng theo Đông y
Ngâm chân bằng nước nóng giảm đau do viêm khớp
Trong thành phần của muối có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể, khi kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng đến các khớp xương theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì thế nếu đang bị các khớp xương đau nhức dạng viêm khớp , viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên sử dụng phương pháp này.
Ngâm chân bằng nước nóng tác dụng khử mùi hôi của chân
Việc ngâm chân không chỉ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn mà còn là cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với mùi hôi chân. Ngâm chân giúp làm sạch và giúp bạn có đôi bàn chân thơm tho. Ngoài nước ấm và muối bạn có thể một vài loại thảo dược khác như nước cốt chanh hoặc vỏ chanh, phèn chua để nhận được kết quả tốt hơn.
Giảm mất ngủ
Nhiều người thường gặp vấn đề với giấc ngủ khi bước vào tuổi trung niên, nhưng nếu dùng nước ấm và muối để ngâm chân đều đặn vào buổi tối sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ tốt hơn.
Nước ấm và muối sẽ kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm việc xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ.
Xóa tan mỏi mệt
Người thường xuyên mệt mỏi , uể oải cũng có thể dùng liệu pháp này để thư giãn. Ngâm chân trong nước muối giúp cơ thể ấm lên từ bên trong, tuần hoàn máu và sự trao đổi chất cũng trở nên thông suốt đến tất cả các bộ phận trong cơ thể giúp tinh thần thoải mái.
Không còn đôi chân lạnh cóng
Khi thời tiết lạnh dần, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí mất ngủ vì đôi bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể.Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong một chiếc khăn khô để chân luôn ấm.
Trị bệnh ngoài da
Bạn có thể trị bệnh nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước nóng và muối. Vì muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tốt nhất, đặc biệt là chăm sóc da chân vì nó có thể dưỡng ẩm và tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, đau, nhức, đồng thời có khả năng sát trùng nên da vừa sạch hơn vừa nhanh phục hồi do viêm nhiễm nấm.