Béo phì
Một nghiên cứu lớn của các chuyên gia Trường Sức khỏe Công cộng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những trẻ em dùng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh hơn 5 tiếng mỗi ngày thì tăng 43% nguy cơ bị béo phì. Lý do là trẻ “nghiện” thiết bị di động thì ít tập thể dục hơn và có chế độ ăn kém lành mạnh hơn.
Trầm cảm và lo âu
Đa số những trẻ em bị mắc bệnh trầm cảm hoặc căng thẳng quá mức đều có liên quan đến việc sử dụng smartphone quá nhiều. Điều này là do tia bức xạ gây căng thẳng thần kinh não, từ đó làm chúng ta luôn có cảm giác hồi hộp lo âu. Bên cạnh đó, những mối nguy hại từ các trang mạng xã hội dễ làm trẻ em cảm thấy tổn thương và bị cô lập.
Thị lực kém
Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Khi cầm điện thoại, trẻ thường xuyên nhìn vào màn hình. Mắt trẻ đang trong quá trình phát triển, bức xạ từ điện thoại sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn đã yếu ớt của trẻ. Việc này có thể khiến mắt con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.
Chậm phát triển
Các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu cha mẹ sạc điện thoại ở gần nơi trẻ nằm, thì bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.
Thoái hóa đốt sống cổ
Khi trẻ em chơi trò chơi hay xem phim trên smartphone, chúng thường ngồi “bất động” và giữ tư thế đó trong một thời gian dài hoặc nằm nghẹo đầu nghẹo cổ. Lâu và thường xuyên như vậy, cổ sẽ cúi gập xuống gây võng xương hoặc bị lệch.