Chữa kiết lỵ bằng cây cơm cháy

07:33, Thứ ba 17/06/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón, một hội chứng tiêu hoá gồm những rối loạn gồm những rối loạn về đại tiện và những cơn đau đặc biệt. Có ảnh hưởng rất không tốt tới sức khỏe con người.

Khi bị bệnh kiết lỵ, nếu không kịp thời cứu chữa sẽ nguy hại tới sức khỏe của bạn.

Bênh kiết lỵ biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. 

Báo phụ nữ hạnh phúc gia đình, báo phụ nữ và gia đình, báo phụ nữ online
Căn bệnh gây hại cho sức khỏe bạn (Ảnh minh họa).

Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn, hãy tránh các nguyên nhân có thể gây nên căn bệnh này. Trong các phương thuốc chữa trị bệnh kiết lỵ, các bác sỹ đông y còn cho ta biết tới loại cây cơm cháy có khả năng lớn trong việc chữa bệnh kiết lỵ này.

Báo phụ nữ hạnh phúc gia đình, báo phụ nữ và gia đình, báo phụ nữ online
Loại cây thuốc tốt trong thiên nhiên.

Cây cơm cháy còn tên là “cây thuốc mọi”, “sóc địch”, “tiếp cốt thảo” (cây nối liền xương), “xú thảo”, “anh hùng thảo”, “tẩu mã tiễn”, “tẩu mã phong”, “bát lý ma”, “tiểu tiếp cốt đan”..

Cây nhỡ sống nhiều năm, cao tới 3m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt.

Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng. Còn được trồng làm cây cảnh. Trồng bằng cành hoặc gieo hạt vào mùa xuân. 

Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 9-11. Thu hái cả cây vào mùa hè-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Theo Đông y, cây cơm cháy vị chua, tính ấm; có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Các thầy thuốc thường dùng cây cơm cháy chữa phong thấp đau nhức, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, mụn nhọt lở loét sưng đau, ngã chấn thương… 

Lá cây cơm cháy còn được dùng để nấu nước tắm cho sản phụ hoặc giã chung với giấm, xào nóng đắp sưng vú. Ngày dùng với liều 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Nếu dùng với liều 3g/kg thể trọng có thể đái nhiều, ỉa lỏng và nôn mửa.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần hóa học của cây cơm cháy gồm có: A-amyrin galmitate, acid ursol, stigmasterol, camposterol, tanin… Các bác sỹ thường dùng cây cơm cháy đề làm thuốc chữa lợi tiểu, ra mồ hôi, nhuận tràng, thấp khớp, ngứa, eczema. Đặc biệt, cây cơm cháy là vị thuốc rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Chữa kiết lỵ bằng cây cơm cháy

Dùng rễ cây cơm cháy 90 – 120g hầm với 200g thịt lợn, ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Thật đơn giản để trị bệnh kiết lỵ một cách hiệu quả, vì vậy bạn hãy áp dụng phương thuốc này thay vì dùng thuốc tây (sẽ không tốt cho sức khỏe) bạn nhé!

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link