Chuối là trái cây thắp hương rất phổ biến nhưng nhiều người đang làm sai điều này gây phạm kỵ, xua đuổi tài lộc

19:34, Thứ bảy 03/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong văn hóa tâm linh thờ cúng của người Việt, hình ảnh nải chuối trên ban thờ rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết những điều này khi chọn chuối thắp hương.

Thắp hương chuối và những kiêng kỵ

Chuối là trái cây phổ biến dâng cúng, đặc biệt dịp lễ tết ngày rằm thì ở những hàng hoa quả trái cây, hàng bán đồ cúng không thể thiếu những nải chuối xanh mới ngắt bày bán. Văn hóa thờ cúng chuối phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Với nhiều gia đình, trong những dịp lễ quan trọng thì không thể thiếu chuối, nhất là Tết, rằm tháng Tám...Chuối có vị trí trung tâm ở mâm ngũ quả, sau đó các quả khác đặt lên nải chuối. 

Trong đời sống người Việt, cây chuối là loài cây gần gũi với đời sống nông nghiệp. Chuối là loại trái cây phổ biến, giá rẻ dễ mua và thuần Việt. Dâng chuối thắp hương không chỉ là dâng cúng một loại quả một sản vật mà là dâng lên ước nguyện xin được chở che nâng đỡ. Đối với người miền Bắc thì chuối là trái cây phổ biến nhất trong mâm ngũ quả.

Chuối thường xuyên thấy trên ban thờ gia đình Việt

Chuối thường xuyên thấy trên ban thờ gia đình Việt

Thế nhưng khi dâng chuối thắp hương thì cũng có nhiều kiêng kỵ mà dân gian truyền lại. Người xưa nói có thờ có thiêng có kiêng có lành, nên ông bà tổ tiên truyền lại nếu không phải vi phạm pháp luật hay mê tín dị đoan thì cứ nên theo cho yên tâm.

Kiêng kỵ về loại chuối: Chuối có nhiều giống loại chuối tiêu, chuối hột, chuối lá, chuối ngự, chuối tây... Người miền Bắc thường chọn quả chuối tiêu dáng dài cong, trong khi đó miền Trung lại kiêng chuối tiêu mà chọn chuối ngự, chuối tiến vua. Do đó tùy theo vùng miền sinh sống mà bạn nên chọn chuối thích hợp. 

Chuối có tính thu hút không thắp hương ở nghĩa địa: Khi làm lễ thắp hương ngoài nghĩa địa người ta thường không mang chuối. Chuối chủ yếu đặt ở ban thờ gia tiên tại nhà. Dân gian lưu truyền tin rằng chuối là trái cây thu hút linh hồn nên thắp hương ngoài nghĩa địa có thể mang theo hồn ma về nhà. Do đó người xưa dặn con cháu không mang chuối thắp hương ở ngoài nghĩa địa.

Chuối phải thắp hương cả nải nguyên vẹn: Khi đặt chuối thắp hương cần đặt cả nải nguyên vẹn không cắt rời từng quả, bởi cắt rời từng quả vì điềm báo không nguyên vẹn, rời rạc chia tách. Những nải chuối bị mất quả hoặc nải chuối có quả bị sứt sẹo cũng không nên dùng để thắp hương. Không nên lắp ghép, xếp nhiều nải chuối khi thắp hương.

Chọn chuối thắp hương là cả một sự tỉ mỉ của người xưa

Chọn chuối thắp hương là cả một sự tỉ mỉ của người xưa

Cách chọn chuối thắp hương

Khi chọn chuối thắp hương cần chú ý chuối cần phải già, quả căng nhưng chưa chín. Tuyệt đối không thắp hương chuối chín bởi chuối chín dễ bị rụng cuống nên không đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ khi thắp hương. Hơn nữa chuối chín sẽ tạo ra mùi không tốt cho phòng thờ. Chuối xanh mới vững chãi để nâng đỡ các quả khác. Hơn nữa cũng không thờ chuối xanh non, vì chuối non quả vừa xấu vừa lép vừa không đẹp thẩm mỹ vừa không tốt phong thủy.

Chuối nên chọn nải còn râu ở đầu quả thể hiện sự may mắn và thẩm mỹ cao.

Nên chọn nải chuối có số quả trong một nải là số lẻ vì quả lẻ biểu thị số dương phát triển may mắn, gia tăng tài lộc. Trong khi đó số chẵn là số âm biểu thị cho sự kém phát triển.

Dâng chuối thắp hương nên chú ý hạ lễ trước khi chuối chín, bởi chuối khi chín phát ra mùi có thể gây khó chịu và đầu nải chuối bị thâm, thối chảy nước xuống ban thờ làm ảnh hưởng không khí thanh sạch của nơi thờ cúng.

Khi mua chuối thắp hương cần chú ý tránh để chuối nằm ở mặt đất, khi rửa chuối phải chú ý làm sạch bụi trong khe quả nhưng không được để ướt nước khi đưa lên đĩa thờ.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên