Chuyên gia tiết lộ 'thời điểm tốt nhất' tiêm mũi 3 sau 2 mũi vắc xin, nhất là khi xuất hiện chủng mới

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay, phương án tiêm mũi thứ 3 vắc xin chống Covid-19 đang được nhiều quốc gia tính đến. Đây là mũi củng cố hiệu quả của vắc xin, tăng khả năng bảo vệ của cơ thể.

Điều khiến nhiều người dân băn khoăn hiện nay chính là mũi thứ 3 sẽ được tiêm vào thời điểm nào sau mũi 2. Hơn nữa mũi tăng cường này có thể tiêm càng sớm càng tốt được không và độ tuổi nào được phép tiêm chủng mũi này.

Trên Thanh Niên, đã có những chia sẻ liên quan tới vấn đề này.

Chuyên gia tư vấn vắc xin: “6 tháng vẫn là thời gian tốt nhất để tiêm mũi 3, không nên tiêm sớm hơn 3 tháng”

Theo chuyên gia tư vấn vắc xin Stanley Plotkin, Giáo sư danh dự về nhi khoa tại Đại học Pennsylvania (Philadelphia, Mỹ) cho biết: “Khoảng thời gian chờ tiêm mũi 3 có thể rút ngắn còn 4 tháng, nhưng 6 tháng vẫn là thời gian tốt nhất".

"Khoảng thời gian ngắn hơn nữa, chẳng hạn tiêm mũi 3 trong vòng 2 tháng sau mũi 2 có thể ảnh hưởng đến khả năng thiết lập phản ứng miễn dịch bền vững của cơ thể”, Giáo sư Stanley cảnh báo.

Chuyên gia này giải thích, cần có thời gian để hệ thống miễn dịch xây dựng khả năng bảo vệ. Sau khi tiêm vắc xin hoặc bị nhiễm trùng tự nhiên, các tế bào trong hạch bạch huyết bắt đầu trưởng thành và hoàn thiện để bảo vệ cơ thể tốt hơn nếu như gặp lại mầm bệnh.

Theo Giáo sư Stanley, phải mất vài tháng để xây dựng “trí nhớ miễn dịch”, chính là lớp bảo vệ được mạ kẽm bởi các tế bào plasma (chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể chống lại một mầm bệnh cụ thể) tiết ra kháng thể lâu dài, tồn tại trong các hốc như tủy xương của cơ thể.

Trong khi đó, để kịp thời chống lại sự lây lan của biến thể Omicron, Ủy ban Hỗn hợp về tiêm chủng (JCVI) tại Anh vừa tổ chức 1 cuộc họp khẩn cấp, để bàn về việc sử dụng vắc xin tăng cường cho tất cả người trưởng thành.

Trong cuộc họp này, các chuyên gia đã đề xuất rút ngắn 1/2 thời gian giữa mũi tiêm thứ 2 và mũi tăng cường xuống còn 3 tháng, thay vì phải chờ đợi 6 tháng như các hướng dẫn trước đây.

Thế nhưng JCVI cũng lưu ý, mũi tăng cường không nên được thực hiện sớm hơn 3 tháng sau mũi thứ 2, đồng thời việc tiêm mũi tăng cường cần ưu tiên những người dễ bị tổn thương nhất sẽ được bảo vệ đầu tiên.

7

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, liều vắc xin thứ 3 không được khuyến cáo cho người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra theo CDC Mỹ, những người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vắc xin đều có thể tiêm mũi 3. Đặc biệt các đối tượng sau:

Người từ 50 tuổi trở lên: Mũi 3 quan trọng với những người này bởi mức độ nghiêm trọng của 'cô vít' gia tăng theo độ tuổi, cũng có thể tăng đối với người ở bất kỳ độ tuổi nào nếu có bệnh nền.

Bà bầu, mẹ đang cho con bú, dự định mang thai hoặc những người có thể có thai trong tương lai gần: Với mẹ bầu có thể nhận bất kỳ loại vắc xin 'cô vít' hiện đang được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận hoặc được FDA cho phép dưới dạng liều tăng cường.

Ngoài ra, CDC Mỹ cho phép tiêm liều 3 khác loại với 2 liều ban đầu. Hiện Mỹ đang tiêm nhắc lại bằng vắc xin của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.

Tại Israel, nơi hầu hết 2 mũi vắc xin đầu tiên của mọi người là Pfizer, đây cũng là loại vắc xin được dùng để tiêm nhắc lại cho đến nay. Anh cũng đang có kế hoạch chỉ sử dụng Pfizer cho mũi 3.

CDC Mỹ: Mũi tiêm thứ 3 sẽ có tác dụng phụ nhưng nhẹ hơn

Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC Mỹ nhận định: “Mọi người sẽ có ít phản ứng hơn sau khi tiêm liều thứ 3 so với liều thứ 2”.

Sốt, mệt mỏi, nhức đầu và đau tại chỗ tiêm vẫn là những tác dụng phụ thường gặp. CDC Mỹ mô tả các tác dụng phụ điển hình của mũi vắc xin thứ 3 là từ "nhẹ đến trung bình", so với các tác dụng phụ "dữ dội" thường xảy ra sau liều thứ 2.

Có được điều này là do liều đầu tiên và liều thứ 2 đã giúp cơ thể thiết lập một cơ chế thích ứng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link