Chuyện nghiêm túc: Học sinh vi phạm giao thông sẽ bị đình chỉ học

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Quy định đình chỉ học sinh tái diễn vi phạm giao thông của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội mấy ngày gần đây đã gây ra nhiều ý kiến dư luận trái

Gây không ít tranh cãi trong cộng đồng học sinh, phụ huynh, văn bản số 932 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định "đình chỉ một tuần với học sinh vi phạm giao thông nhiều lần" tiếp tục thu hút tranh luận từ nhà quản lý giáo dục.

Theo kế hoạch tổ chức phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong ngành giáo dục, giai đoạn 2016 - 2020, do Sở GD - ĐT Hà Nội vừa phát động, 100% cán bộ viên chức, nhân viên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn phải ký cam kết với nhà trường về việc chấp hành giao thông. Đối với học sinh, sinh viên vi phạm lần 1, hạ một bậc hạnh kiểm trong tháng mắc lỗi, phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết. Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2, hạ một bậc hạnh kiểm của học kỳ, cảnh cáo trước toàn trường, ghi học bạ, buộc thôi học một tuần để gia đình và địa phương quản lý, răn đe.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa

Quy định này đã dấy lên nhiều luồng ý kiến từ đông đảo phụ huynh có con em đang là học sinh.

Một số phụ huynh cho rằng, hình phạt trên là quá nặng, bởi lẽ trong nhiều trường hợp, nó không phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Nhất là trong thời điểm nước rút với học sinh cuối cấp, khi các em đang chạy đua với việc học để chuẩn bị cho những kỳ thi quan trọng.

Tuy nhiên, từ phía các chuyên gia và lãnh đạo trường lại có ý kiến khác.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết, các hình thức kỷ luật học sinh vi phạm giao thông được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đưa ra là rất hợp lý và nên thực hiện. Lý do hiện tượng học sinh chưa đủ tuổi vẫn lái môtô, xe gắn máy, đặc biệt không không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách… rất phổ biến.

TS Lâm cho biết, với nhóm này càng phải có biện pháp mạnh để các em nhận thức được trách nhiệm với hành vi của mình. Việc kỷ luật, hạ hạnh kiểm hay cho lao động công ích trong trường… đã thực hiện mãi, nhưng không có tác dụng. Do đó, biện pháp đình chỉ học dài ngày, gia đình, nhà trường giám sát, sẽ khiến học sinh cảm thấy mình thiệt thòi so với các bạn, từ đó có ý thức tôn trọng luật pháp hơn.

Bà Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, những giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, xử lý học sinh vi phạm an toàn giao thông lâu nay đã có rất nhiều nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa” vì các biện pháp chưa đủ sức răn đe.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, việc đưa ra quyết định như vậy là thiết tính thực tế.

Theo Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, Phó trưởng Khoa công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thì đây là một biện pháp phản giáo dục. Ông không ủng hộ giải pháp này.

Là một nhà tâm lý học, ông Hà phân tích, chúng ta cần đặt vấn đề: Tại sao học sinh lại vi phạm? Có phải vì các em không hiểu luật đầy đủ không? Các em học sinh đang ở lứa tuổi thích chứng tỏ mình và làm ngược lại những điều mà bị cấm. Các em cho rằng, phải làm khác đi so với người khác mới là lớn, là tự tin, thậm chí là "anh hùng".

Do vậy, ông cũng lo ngại, nếu phạt nghỉ 7 ngày thì các em sẽ làm gì, kết quả học tập bị giảm sút, bố mẹ vất vả hơn và các em lại càng dễ tụ tập. Trong tình huống này, tác dụng giáo dục mà Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra là việc không tưởng và là một quyết định phản giáo dục.

Một lãnh đạo khác cũng cho rằng, đình chỉ học vì vi phạm giao thông là vô lý, không tác động được đến học trò, thậm chí còn khiến những trò hư thích thú. "Nếu mang hạnh kiểm ra xử lý thì người dân cả nước Việt Nam đều sẽ bị hạnh kiểm yếu. Việc tước đi quyền học của trẻ vì lỗi mang tính xã hội như thế là vô lý", hiệu trưởng này phân tích.

Đến thời điểm này, quy định của Sở Giáo dục Hà Nội vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi không ngớt.

Ngoài hai luống ý kiến trên, còn một luồng ý kiến khác cho rằng, có thể kết hợp hai hình thức trên: vừa giáo dục ý thức cho học sinh từ trong nhà trường, gia đình nhưng cũng phải có biện pháp răn đe dủ mạnh để nâng cao ý thức cho các em. Chỉ có như vậy mới góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp một cách tốt nhất cho các em - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Thời tiết ngày 13/3: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm
Thời tiết ngày 13/3: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm
(Xã hội) - (Phunutoday) - Theo dự báo của TTKTTV TƯ, đêm ngày 13/3, không khí lạnh tiếp tục tăng cường, gây mưa rét trên diện rộng.
Vụ 4 học sinh tiểu học mất tích: Đi xin việc để có tiền ăn chơi?
Vụ 4 học sinh tiểu học mất tích: Đi xin việc để có tiền ăn chơi?
(Xã hội) - (Phunutoday) - Liên quan đến vụ 4 nữ sinh tiểu học trốn nhà đi sau giờ học, nguyên nhân ban đầu đã được xác nhận là rủ nhau bỏ học, đi xin việc để có tiền... ăn
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn