Có ch.ết những người này cũng không được ăn trứng

15:00, Thứ tư 23/11/2016

( PHUNUTODAY ) - Trứng là thực phẩm phổ biến trong bữa cơm của người Việt Nam nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Cấu tạo của trứng, về cơ bản được chia làm 4 bộ phận, lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ trứng. Đối với gà, lòng đỏ chiếm khoảng 31,9% khối lượng, lòng trắng là 55,8%, vỏ cứng là 11,9% và màng vỏ là 0,4%.

trung-ga-phunutoday.vn

Trứng gà rất nhiều dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được.

Phân tích thành phần dinh dưỡng trứng gà cho thấy, trong 100g trứng gà nấu chín chứa 1,12g cacbonhydrat, 10,6g chất béo, 12,6g protein, 0,66mg vitamin B1, 0,5g vitamin B2, 50mg canxi, 1,2mg sắt, 172 mg phốt pho, 126mg kali, 1mg kẽm và 424mg cholesterol.

Vitamin D là vi chất thiết yếu để con người tiêu thụ canxi và duy trì sức khỏe cho xương. Do vậy, có thể nói trứng cùng các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương.

Mặc khác trứng còn có tác dụng cải thiện sức khỏe cho tóc và móng vì trứng rất giàu chất sunfur, các vitamin, khoáng chất. Đối với người hoạt động trí óc thì trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời bởi vì trong lòng đỏ trứng cũng rất giàu axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Vì vậy, ăn trứng giúp tăng cường trí nhớ, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, nhất là sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo không tổn hại cho sức khoẻ những người bị bệnh dưới đây không nên ăn trứng.

Những người không nên ăn trứng

Người mắc bệnh thận

trung-ga-phunutoday.vn-1

 Những người mắc bệnh thận không nên ăn trứng gà.

Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

Người cơ địa dị ứng

Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.

Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh nhân viêm gan

Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan. Do vậy, khi ăn trứng, bệnh nhân viêm gan không nên ăn phần lòng đỏ.

Những người quá mẫn cảm với protein

Một số người sau khi ăn trứng có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như: đau ấm ách ở dạ dày, phát ban. Thành phần protein trong trứng có tính kháng nguyên. Chất này đặc biệt nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày nên có thể gây ra một số phản ứng như: đau bụng, tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng dị ứng khác. Do vậy, những người quá mẫn cảm với protein không nên ăn nhiều trứng.

Quy tắc an toàn khi ăn trứng

Vỏ trứng là nơi vi khuẩn salmonela - loại vi khuẩn gây độc cho thức ăn - có thể trú ngụ và sinh sôi. Thực phẩm nhiễm độc khuẩn salmonela vào cơ thể có thể gây ngộ độc hoặc là mầm mống của nhiều loại bệnh. Vì thế, trứng cần được cất giữ và sử dụng đúng cách an toàn:

- Giữ trứng trong tủ lạnh suốt trong thời gian từ lúc mới lấy ở trang trại ra cho đến khi đưa vào chế biến.

- Nấu trứng ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi lòng đỏ cứng lại.

- Những loại thực phẩm nấu chung với trứng cần được nấu cho đến chín.

- Hỗn hợp trứng và các loại thực phẩm khác sau khi nấu chín cần được giữ ở nhiệt độ lạnh thích hợp cho đến khi ăn.

- Luôn bảo đảm mua loại trứng đã được diệt khuẩn, kiểm dịch.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link