Trong một gia đình nọ có hai người con trai, họ đều lập gia đình và có con cái. Người con trai lớn làm việc ở thành phố lớn. Dù là ngày nghỉ hay sự kiện gì thì anh cũng không có thời gian thăm gia đình.
Người con trai thứ hai chỉ làm công việc bình thường. Cuộc sống không vất vả mấy nên thường xuyên lui tới chăm sóc cha mẹ được. Lúc này người ngoài nhìn vào sẽ thấy người con trai thứ hai sống vô cùng hiếu thảo, nhưng thực tế thì không.
Âm thầm bòn rút tiền bố mẹ là kiểu bất hiếu cực kỳ đánɡ ѕợ
Thời gian đầu khi gia đình người con trai thứ hai cùng sinh sống với bố mẹ thì vô cùng hòa thuận. Ba thế hệ ban đầu sống rất vui vẻ nhưng dần dần mâu thuẫn nảy sinh. Khi cháu trai đến tuổi đi học mẫu giáo, việc chọn trường hay đóng học phí giai đoạn đầu đều do ông bà nội thu xếp. Cơm ăn, áo mặc của cháu cũng do ông bà lo liệu. Dù vợ chồng cậu con út có đưa tiền sinh hoạt hàng tháng nhưng thực chất chẳng bõ bèn gì.
Đó là chưa kể vợ chồng cậu con út chẳng bao giờ mua quà, lì xì hay dẫn bố mẹ đi ăn…
Tới khi người con trai thứ hai muốn mua nhà nhưng lại chưa đủ tiền thế là nhờ vả bố mẹ giúp và sẽ trả nợ dần. Nhưng lúc này cha mẹ lại từ chối vì khoản tiền đó dùng để dưỡng già, phòng khi đau ốm.Người con trai đã ở cùng, nhờ mình chăm nom, nuôi cháu giúp mà giờ còn muốn xin cả khoản tiền dưỡng già – điều này khiến ông Bố vô cùng khó chịu và thất vọng.
Thực tế, kiểu con cái giống như người con trai thứ hai không hiếm gặp trong cuộc sống. Đó là một kiểu bất hiếu gọi là “ra vẻ đồng hành cùng người già”.
Có nhiều người con bề ngoài sống với người già, có vẻ như chăm sóc bố mẹ nhưng thực chất là đang dựa vào người già để ăn cơm, nhà ở và cả phương tiện đi lại.
Làm thế nào để con cái thực sự hiếu thảo?
Môi trường sống và cách giáo dục của cha mẹ chính là thứ quan trọng nhất. Thế nên cha mẹ đừng bao che khuyết điểm của con, phải cho chúng biết rõ để sửa sai. Hãy dạy con sống hiếu thảo, có lòng biết ơn.
Tất nhiên muốn muốn con hiếu thảo thì trước tiên cha mẹ và người xung quanh phải làm gương cho con. Nếu bố mẹ không chăm sóc, thường xuyên cãi lời ông bà thì con tự khắc học theo tính xấu này. Nếu bố mẹ lúc nào cũng bòn rút, ỷ lại vào ông bà thì con cũng tự “sao chép” tính đó. Chỉ khi bố mẹ thật gương mẫu thì con mới học theo được tính tốt.