Con dễ bị tổn thương vì hàng ngày cha mẹ vẫn thường hay nói những câu này

( PHUNUTODAY ) - Đôi khi cha mẹ thường mất kiểm soát nên đã mắng con những câu tưởng chừng vô hại nhưng không ngờ lại khiến con tổn thương, đau đớn.

Khi dạy dỗ trẻ, cha mẹ phải có ý thưc chủ động trong ngôn ngữ giao tiếp. Khi đối thoại với trẻ có những câu nói mà cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng tránh tác động rất xấu đến tâm lí, sự phát triển lâu dài của trẻ.

"Sẩy miệng khó đỡ", trong quá trình dạy con, các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên nói những lời dưới đây:

"Không sao đâu"

Khi con bị ngã trầy đầu gối và òa khóc, câu nói "Không sao đâu" sẽ chỉ khiến bé cảm thấy tệ hơn vì nghĩ rằng mọi người không thể hiểu được nỗi đau của mình.

Lúc này cha mẹ nên an ủi trẻ bằng câu: "Cú ngã đó sợ thật. Con có muốn mẹ băng bó lại và thổi cho con không?".

1-1470717241-width500height334

"Mẹ bận lắm"

Trẻ con hiếm khi có thể ngồi yên lặng hoặc chơi một mình trong vòng một giờ đồng hồ nên nếu đang ở bên cạnh bố mẹ, chúng sẽ thỉnh thoảng gây sự chú ý hoặc muốn bố mẹ chơi cùng. Nếu như chúng ta thường xuyên nói với con rằng "đừng làm phiền mẹ" hoặc "bố đang bận lắm" thì sẽ dần dần xây lên một bức tường ngăn cách với con cái. Các con sẽ không dám thổ lộ, tâm sự với bố mẹ nữa đâu.

Thay vì từ chối thẳng thừng mẹ có thể đưa ra một giao ước: "Mẹ phải làm xong việc abc này trong vòng 15 phút nữa, con chịu khó ngồi chơi trong yên lặng nhé. Khi mẹ xong việc sẽ cho con đi chơi".

"Con giỏi quá"

Điều gì là không lên khi khen một đứa trẻ? Những lời nói khích lệ luôn là một công cụ rất hữu dụng của tất cả các ông bố bà mẹ.

Vấn đề là chúng ta khen con mỗi khi chúng làm được một điều gì đó rất đơn giản như uống hết một cốc sữa (con bạn nghiện uống sữa) hay là khích lệ cho những nỗ lực của chúng.

Thay vì bảo "con giỏi quá" khi bé vẽ xong một bức tranh bạn có thể khen "hôm nay con phối màu ngôi nhà này đẹp quá". Chúng ta nên khích lệ những hành vi, việc làm của con hơn là khích lệ bản thân chúng.

3-1498032543797

"Chúng ta không đủ tiền mua đâu"

Câu nói này thể hiện rằng bạn đang không chủ động về tài chính và sẽ gây cho trẻ mặc cảm rằng gia đình đang khó khăn.

Vậy nên hãy nói với con rằng cả nhà đang để giành tiền cho mục đích lớn khác (như đổi nhà, mua xe…) thay vì nói rằng cha mẹ không đủ tiền.

"Đừng chơi với bạn A, B, C..."

Bạn bè có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ vị thành niên. Buộc trẻ phải kết bạn với một nhóm nhất định có thể khiến suy nghĩ của trẻ bị thu hẹp và hoặc khiến trẻ ngày càng rời xa những lời bạn nói.

Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn trẻ đã sai lầm khi kết bạn với một ai đó, cần nói rõ việc kết bạn với những người như thế có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ như thế nào.

iStock_000012576252Small

Xưng hô "mày - tao" với con

Cách xưng hô này là không lịch sự với con cái và không có văn hóa. Việc xây dựng hình mẫu mang tính biểu tượng là bố/ mẹ là điều tự nhiên, nhưng nên làm tấm gương tích cực hơn là đề cao thái độ tiêu cực của trẻ.

"Sao con không thể giống anh/em của mình"

Khi nói những câu như vậy, hầu hết các bậc cha mẹ đều đang có ý muốn nêu gương tốt cho con, khích lệ con học tập theo người anh/em ruột của mình. Câu nói này đặc biệt hay xuất hiện trong một gia đình có hai anh/chị em, một đứa trẻ cư xử tốt và một đứa không bằng.

Tuy nhiên, hiệu quả của câu nói này hoàn toàn ngược lại. Khi nói những câu so sánh như vậy, cha mẹ đã vô tình làm con tổn thương và gián tiếp đẩy hai đứa con của mình vào thế đối địch. Kết quả là, đứa trẻ hư sẽ càng có phản ứng tiêu cực, cố tỏ ra hư hỏng để khẳng định mình "KHÁC" với đứa còn lại.

Hãy nhớ, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ khác nhau và do đó, cũng có những mặt tốt khác nhau.

con2-1479261937451

"Bố/mẹ không muốn có đứa con như con"

Khi nghe câu này, bé sẽ cảm thấy không được thương yêu, tôn trọng và mong đợi. Chúng sẽ mang theo "ấn tượng" này cho đến lớn, và vì thế sẽ khó giữ được tình cảm. 

"Con lúc nào cũng...", "Con chẳng bao giờ..."

Những câu nói như thế này rất hay được các ông bố bà mẹ buột miệng nói ra trong lúc bực mình. Cụm từ "lúc nào cũng", "chẳng bao giờ" có thể gắn chặt lấy bé suốt đời. Trẻ sẽ nghĩ mình đúng là dạng người như cha mẹ vẫn "gắn mác" cho bé, không bao giờ thay đổi được và không cần phải thay đổi.

"Con mà hư, bố/ mẹ sẽ đuổi con ra khỏi nhà" 

Điều này khiến trẻ sợ hãi mà sinh ra tâm lý bất an hoặc nghi ngờ tình cảm của bố mẹ hay nghĩ cách đối phó.

trochuyen_aqac

"Con chỉ là con nuôi"

"Con chỉ là con nuôi được nhặt ở bãi rác về" hay "xin của một người nghèo trong chợ". Dù chỉ là câu nói đùa của bố mẹ nhưng sẽ khiến trẻ sợ hãi bởi cảm giác bị người thân của mình "chối bỏ" nặng nề, khủng khiếp vô cùng! 

Hơn nữa, sau những lúc bị trêu đùa như thế, trẻ thường cảm thấy ghét lây những đứa trẻ được nhận làm con nuôi.

"Con nhanh lên!"

Con bạn ngần ngừ chậm chạp dùng bữa sáng, khăng khăng đòi buộc đôi giày yêu thích của nó (mặc dù nó còn chưa cách biết buộc sao cho đúng), và với cái nhịp này, chắc chắn sẽ lại đến trường trễ thêm lần nữa.

Nhưng, việc thúc ép con bạn nhanh lên lại tạo nên một áp lực khác. Hãy nhẹ giọng một chút, nói rằng "Mẹ con mình cùng nhanh lên nào" để cho đứa trẻ biết rằng cả hai đang cùng cố rút ngắn thời gian. Bạn cũng có thể giả vờ như cả hai đang chơi một trò chơi "Hãy thi xem mẹ con mình ai mặc quần nhanh hơn nào" sẽ tốt hơn.

"Đưa đây mẹ làm cho"

Khi đứa trẻ cảm thấy khó khăn trong việc chơi trò Lego hoặc hoàn thiện trò ghép tranh, thì việc giúp đỡ trẻ dường như là một điều hiển nhiên với cha mẹ. Nếu như bạn đến giúp đỡ chúng quá sớm, điều này có thể ảnh hưởng đến tính tự lập của trẻ, vì chúng luôn luôn tìm kiếm câu trả lời hoặc sự giúp đỡ của người khác sau đó.

Thay vào đó, hãy đưa những câu hỏi có tính định hướng để giúp trẻ giải quyết vấn đề "Con nghĩ đoạn này cần miếng ghép to hay nhỏ", "Sao con nghĩ vậy", "Thử xem sao con".

Theo:  khoevadep.com.vn