Trị rôm sảy bằng vỏ dưa hấu rất hiệu quả |
Trời nóng bức, bé vận động nhiều cùng với tình trạng nóng trong khiến không ít bé bị rôm sẩy, gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Để điều trị tình trạng này, nhiều mẹ dùng cách tắm bằng lá cho bé, tuy nhiên, đôi khi việc dùng không đúng loại lá khiến lợi ít hại nhiều, bé không những không khỏi rôm mà còn mắc nhiều chứng bệnh về da khác. Có một cách đơn giản hơn rất nhiều để giúp bé bớt nổi rôm, mà mẹ không cần tốn kém hay tìm mua phức tạp.
Trị rôm sảy bằng vỏ dưa hấu
Khi gia đình ăn dưa hấu, mẹ hãy cắt phần vỏ trắng thành những lớp mỏng, sau đó đắp lên khu vực bị rôm của bé như khi mẹ đắp mặt. Trong khoảng 20 phút, với lớp vỏ trắng mát lành, rôm sẽ nhanh chóng lặn mất. Phương pháp an toàn lại rẻ tiền này cũng có thể áp dụng tương tự với người lớn bị rôm sảy. Chịu khó đắp vỏ dưa hấu sẽ giúp bớt bị rôm sảy và cũng có lợi cho làn da của bạn. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên đảm bảo nguồn dưa hấu an toàn, không tiêm thuốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé.
Bài thuốc điều trị rôm sảy cho bé
- Bài 1: Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu bị, uống từng ngày.
- Bài 2: Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.
- Bài 3: Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.
Những việc mẹ không nên làm khi bé bị rôm sẩy
- Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc. Việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hay trực tiếp xát chanh lên da dễ khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao. Nếu hòa chanh, muối vào nước tắm, không nên dùng quá nhiều mà cần phải để ý tỷ lệ hợp lý, vì nếu không sẽ gây xót và dễ làm kích ứng làn da non nớt của bé. Với việc nấu nước lá, các mẹ cũng không nên nấu quá đặc, vì lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé.
- Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ. Khi da đã trong tình trạng sưng đỏ, viêm da quá nặng do bé ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ, việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ. Có những trẻ bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu mẹ vẫn cho tắm nước lá mà không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.{{}}