Con từ 14 - 20 tháng tuổi mọc mấy cái răng là đúng?

( PHUNUTODAY ) - Khi trẻ phát triển từ 14 – 20 tháng tuổi thì mọc răng ở vị trí nào và mọc mấy cái thì đúng nhất? Hãy cùng chúng tôi giải đáp hết những thắc mắc của các mẹ nhé!

Khi trẻ từ 14 – 20 tháng tuổi thì mọc răng nào và mọc mấy cái răng là đúng nhất. Để có thể giải đáp cho các mẹ thì khi trẻ từ 14 đến 20 tháng tuổi thông thường sẽ mọc hai răng hàm thứ nhất hàm trên và đến thời điểm này trẻ sẽ mọc khoảng 6 chiếc răng.

Khi con đến mấy tháng tuổi thì mọc răng?

Trẻ sơ sinh mới chào đời không có răng trong miệng, trung bình đến tháng thứ 6, trẻ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

8.con-14-20-thang-tuoi-moc-rang-thu-may-phunutoday.vn

 

Thời gian mọc răng của bé khác nhau về thể chất, một số bé 4,5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé được khoảng 1 tuổi mời bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng, trẻ chỉ cần mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì vẫn hoàn toàn phát triển bình thường.

Môt số dấu hiệu trẻ mọc răng sớm

+ Chảy dãi: Mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi

+ Cằm nổi mẩn: Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cả cổ gây ra nổi mẩn.

+ Ho: Việc có quá nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc.

+ Thích nhai cắn: Áp lực khi những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay.

+ Chán ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ muốn được dỗ dành bởi ti mẹ hay núm vú giả nhưng khi ngậm vào, chúng lại khiến cơn đau của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn.

Trẻ sốt mọc răng như thế nào?

Trẻ sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn, Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn..…

Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Nhiều trường hợp, bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng.

Để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể nhẫm lẫn giữa tình trạng sốt mọc răng và sốt do những nguyên nhân khác.

Khi trẻ sốt mọc răng cần có chế độ chăm sóc như thế nào?

+ Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao.

Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).

+ Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần.

Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

+ Thêm vào đó, các mẹ có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày.

Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

+ Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường).

Trong trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

+ Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi. Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn