Một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy chỉ có 5,8% CEO thuộc nhóm S&P 500 (500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ) sinh vào tháng 7 (dựa theo cách quy định tuổi đi học ở Mỹ).
Nhưng có 12,5% sinh vào tháng 3.
Điều này xét về mặt học thuật có thể gọi là “hiệu ứng tuổi tương đối”, trong đó lợi thế ban đầu về độ tuổi sẽ trở thành lợi thế lâu dài sau này – tạp chí New York viết.
Có thể giải thích điều này dựa trên độ tuổi mà trẻ bắt đầu đi học. Nếu bạn sinh vào tháng 6 hoặc tháng 7, theo logic thì bạn sẽ là người trẻ nhất lớp (ở Mỹ, trẻ sinh từ đầu năm tới 31/7 sẽ được xếp cùng nhóm vào lớp 1. Sinh sau 31/7 sẽ vào lớp 1 vào năm sau). Và nếu bạn sinh vào tháng 3 hoặc tháng 4, bạn sẽ là người già nhất lớp.
“Những đứa trẻ già hơn trong cùng độ tuổi có xu hướng học tập tốt hơn những đứa trẻ trẻ hơn” – đồng tác giả của nghiên cứu này, cũng là giảng viên tài chính ĐH British Columbia, ông Maurice Levi nhận xét. “Những đứa trẻ có thành tích từ nhỏ sẽ được trao quyền lãnh đạo và nhiều cơ hội học tập, dẫn tới những lợi thế khác trong tương lai”.
Một nghiên cứu khác cũng có cùng quan điểm với nghiên cứu này. ĐH Duke sau khi theo dõi kết quả học tập và hành vi phạm pháp của sinh viên đã kết luận:
“Những sinh viên sinh ngay sau ngày quy định tuổi đi học có xu hướng thể hiện tốt hơn những sinh viên sinh trước ở môn Đọc và môn Toán cấp trung học, và có tỷ lệ phạm tội ít hơn. Mặc khác, những em sinh sau ngày quy định có tỷ lệ bỏ học trung học cao hơn và tỷ lệ phạm tội nghiêm trọng trước tuổi 19 cao hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra bằng chứng của việc bỏ học sớm là do những đứa trẻ này có cơ hội tiếp xúc lâu hơn với những triển vọng hợp pháp của việc bỏ học”.
Kết quả nghiên cứu được biểu hiện bằng đồ thị có thể khiến nhiều người giật mình.
Điểm số môn Đọc ở học sinh lớp 6 đến lớp 8 theo độ tuổi so với ngày quy định đi học. |
Rõ ràng là ngày sinh không phải là yếu tố quyết định duy nhất sự thành công. |
Rõ ràng là ngày sinh không phải là yếu tố quyết định duy nhất sự thành công nhưng thực tế này cũng có thể gây bực bội khi biết rằng một yếu tố ngẫu nhiên như ngày sinh cũng có thể tạo ra lợi thế hay bất lợi suốt cuộc sống sau này của bạn.
“Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thêm những bằng chứng cho thấy cái cách mà hệ thống giáo dục của chúng ta quy định độ tuổi đi học cũng có tác động tới sự thành công lâu dài của trẻ” – ông Levi nói. “Chúng ta có thể mất đi một số tài năng của giới kinh doanh bằng cách cho chúng đi học quá sớm”.
Một số phụ huynh đã cố gắng bù đắp cho sự thiên vị này bằng cách cho trẻ học thêm một năm mầm non để có được lợi thế sau này.
Tuy nhiên, đó cũng có thể là một ý kiến tồi bởi đã có một nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng những đứa trẻ đi học muộn hơn tuổi có chỉ số IQ và khả năng kiếm tiền kém hơn những đứa trẻ khác.