Gừng là gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale, trong đông y gọi là khương.
Gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng tiêu đàm, hành thủy. Mùa đông gừng là một gia vị không thể thiếu trong gia đình trong việc điều trị cảm lạnh, chân tay lạnh.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Với những người bị cảm lạnh có thể uống trà gừng hoặc nấu nước xông cho gừng vào để xong trừ gió độc.
Làm sạch mụn
Gia vị có tính khử trụng nên được sử dụng để chống mụn. Nó cũng có thể hoạt động làm sạch sâu lỗ chân lông bị nghẽn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra, gừng còn hiệu quả trong việc giảm viêm và tẩy tế bào chết, giúp da săn chắc.
Giải quyết gàu
Tính chất khử trùng của gừng sẽ phát huy tác dụng để giảm nhiễm trùng da đầu và các vấn đề về gàu. Bạn cũng có thể dùng dầu gừng để loại sạch gàu.
Kích thích mọc tóc
Khi được dùng thường xuyên, gừng hỗ trợ cho lưu thông máu trong da đầu, kích thích mọc tóc. Nó cũng tăng cường sự khỏe mạnh, sáng bóng của tóc vì hồi phục lại độ ẩm đã mất.
Với tác dụng của các chất dinh dưỡng như phốt pho, kẽm, vitamin, gừng cải thiện tình trạng tóc khô, chẻ ngọn.
Làm dịu da bị bỏng
Đây cũng là thành phần cần có để điều trị da bị bỏng, cháy nắng. Bạn có thể nhúng gạc cotton vào nước ép gừng rồi đắp lên vùng da bị bỏng có thể giúp làm dịu vết thương lập tức.
Những thực phẩm "mua" bệnh ung thư ngày tết bà nội trợ cần tránh (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Những thực phẩm gây bệnh ung thư trong dịp tết Bính Thân dưới đây các bà nội trợ cần tránh. |