Cúng Giao thừa Tết 2024 nên làm trong nhà hay ngoài trời trước?

( PHUNUTODAY ) - Lễ cúng Giao thừa Tết 2024 nên làm khi nào, trong nhà hay ngoài trời trước? Hãy lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia để có một năm trọn vẹn, đong đầy hơn.

Giao thừa là khoảnh khắc quan trọng mang tính chất chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người Việt có phong tục cúng giao thừa, tiễn một năm cũ đi và cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà. Vậy, lễ cúng Giao thừa Tết 2024 nên làm khi nào, trong nhà hay ngoài trời trước? Hãy lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia để có một năm trọn vẹn, đong đầy hơn.

Ý nghĩa phong tục cúng Giao thừa

Cúng Giao thừa là phong tục của người Việt Nam từ xa xưa nhưng cách thức thực hiện nghi lễ này ở ba miền Bắc - Trung - Nam cũng có nhiều điểm khác nhau.

Hàng năm vào lúc giao thời giữa hai năm cũ, mới có lễ trừ tịch, đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc Giao thừa nên còn mang tên là lễ Giao thừa.

cung-giao-thua-2

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản Hạ giới trong năm mới.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Do bàn giao việc cũ, tiếp quản công việc năm mới diễn ra trong không khí khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng, hoặc chỉ kịp chứng kiến tấm lòng thành của chủ nhà.

Vì thế, ngày Tết trên bàn thờ mỗi gia đình phải luôn có bình hương, đèn dầu và hai ngọn nến thắp sáng.

Cúng Giao thừa thực hiện vào thời gian nào?

Thông thường người ta thường cúng giao thừa vào giờ chính Tý - tức 12 giờ đêm ngày 30 hoặc 29 tháng Chạp Tết. Đây chính là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới và là dịp tiễn đưa các vị thần trong năm cũ, đón tiếp các vị thần của năm mới.

Cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.

Sau khi hoàn tất lễ ngoài trời, các gia chủ sẽ tiến hành cúng giao thừa trong nhà, khi đã bày đầy đủ lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn.

Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, Giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài lộc vào nhà.

Mâm cỗ cúng giao thừa trong và ngoài nhà

cung-giao-thua-4

Mâm cỗ cúng giao thừa có thể là lễ mặn hoặc lễ chay tùy vào điều kiện, tâm niệm của mỗi gia đình. Các lễ cúng theo phong tục thông thường là:

+ Lễ cúng ngoài trời: Mâm ngũ quả, hoa, đèn nến, trầu cau, bát muối, bát gạo, trà, rươu, quần áo và mũ nón thần linh, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, thủ lợn luộc, 3 cây hương to,...

+ Lễ cúng trong nhà: Giống với lễ cúng ngoài trời và một số món ăn khác theo nhu cầu và điều kiện mỗi gia đình chỉ không có quần áo và mũ nón thần linh.

Hiện nay các mâm lễ cúng trở nên đơn giản hơn. Tùy vào khẩu vị, điều kiện của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ có đầy đủ hoặc vài món trong số đó là được. Những lễ vật này cần được chuẩn bị từ trước thời điểm giao thừa. Chúng được đặt trên bàn, tuyệt đối không để trên mặt đất hay đến thời điểm giao thừa mới bưng mâm lễ ra.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link