Cúng Rằm tháng 7 tuyệt đối không đặt loại quả này kẻo lên ban thờ kẻo rước cô hồn vào nhà
Trong phong thủy, nải chuối mang ý nghĩa mong cầu tiền tài, may mắn cùng sự sinh sôi. Những quả chuối chung gốc, nằm sát nhau còn thể hiện sự bao bọc, che chở mang ý nghĩa sum vầy, may mắn.
Thế nhưng riêng trong tháng cô hồn nhất là ngày rằm tháng 7 gia chủ không nên chọn quả này làm lễ vì nó ám chỉ việc chào đón những vị khách không mời.
Ngoài quả chuối, bạn cũng cần chú ý tránh đặt các loại quả sau lên ban thờ:
- Hoa quả nhựa
Một số gia đình cho rằng hoa quả giả có thể để cả năm và tiết kiệm về mặt kinh tế nên thường xuyên đặt chúng trên bàn thờ.
Tuy nhiên, đây là một đại kỵ bởi nó thể hiện sự không thành kính với thần linh, tổ tiên. Do đó, tuyệt đối không được đặt đồ giả lên bàn thờ.
Tùy theo điều kiện gia đình, gia chủ có thể chọn những loại quả phù hợp với kinh tế, không cần đắt tiền nhưng phải thể hiện tấm lòng thành kính và sự tôn nghiêm khi thắp hương, cúng bái thần linh, tổ tiên.
- Hoa quả có gai nhọn
Theo quan niệm dân gian, hoa quả có gai nhọn là biểu hiện của sự chông gai làm ảnh hưởng đến bình an vốn có của gia đình.
- Trái cây chín nẫu, dập nát
Các loại trái cây chín nấu hoặc dập nát không thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với bề trên. Ngoài ra, nó còn có thể thu hút các loại ruồi, muỗi, sâu bọ đến quầy rầy sự thanh tịnh ở khu vực thờ tự. Do đó, khi mua trái cây để thắp hương, gia chủ nên lựa những quả xanh hoặc vừa chín tới, không dập nát.
Bên cạnh những điều cấm kỵ về lễ quả, gia chủ còn phải chú ý để mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy bên cạnh thể hiện sự đủ đầy còn là tấm lòng thành kính của gia chủ để cầu mong một năm mới may mắn, suôn sẻ.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Thông thường, lễ cúng Rằm tháng 7 bao gồm lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.
Trong đó, lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên được làm vào ban ngày. Còn lễ cúng cho các cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối.
Theo truyền thống, mâm cỗ cúng cô hồn thường có cháo loãng, cơm trắng, canh, xôi, chè, khoai lang (hoặc khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, gạo, muối, quần áo cúng chúng sinh...
Mâm cỗ được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt thể hiện thái độ tôn trọng, trang nghiêm.
Trong khi đó, lễ cúng Phật, thần linh, gia tiền có thể làm cỗ chay hoặc mặn tùy thuộc vào gia chủ miễn sao thể hiện lòng thành.
Mâm cúng Phật
Lễ cúng Phật phải đặt ở nơi cao nhất. Trên mâm cúng cần có hoa tươi, không dùng hoa dại, hoa giả để cúng Rằm tháng 7.
Nếu dùng hoa tươi nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc... Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.
Mâm cúng thần linh, gia tiên
Mâm cúng thần linh thường đặt ở dưới lễ cúng Phật và trên lễ cúng gia tiên. Mâm cúng thần linh có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh chứng, xôi nếp, thịt gà, nem rán, canh măng... Ngoài ra, mâm cỗ cúng phải có hương hoa, tràu cau, tiền vàng.
Mâm cúng gia tiên thường có thêm những vật dụng được làm bằng giấy nhựa quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, đồ trang sức...
Mâm cúng chúng sinh
Mâm cúng này nên đặt ngoài trời hoặc trước cửa chính của nhà và được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14.7 hoặc 15.7 (âm lịch). Người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất.
Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.
Mâm cỗ cúng bao gồm:
- Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ).
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...
- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự.
*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm