Chị L. kết hôn cách đây 20 năm, khi đó chị còn là thiếu nữ 18 tuổi. Cuộc hôn nhân được sắp đặt do gia đình hai bên. Chị không có quyền được yêu, không được lựa chọn người đàn ông của mình. Và cũng từ đó, cuộc sống đày ải của chị bắt đầu rơi vào liên tiếp những bế tắc.
Ngày lên xe hoa chị nức nở. Bởi lẽ, ngày ấy chị chỉ biết nghe theo lời bố mẹ, không yêu và cũng chẳng hiểu lý do cho cuộc hôn nhân này.
Chị L. đau đơn kể lại ngày tháng cùng cực (Ảnh minh họa).
Đêm tân hôn chị chỉ biết ngồi khóc. Chính điều ấy, khiến chồng chị không hài lòng vì không có đêm tân hôn đúng nghĩa. Những ngày sau đó, cuộc sống lầm lũi của chị ở nhà chồng cứ thế trôi đi. Hai vợ chồng như người dưng. chị chỉ biết ngày đêm làm lụm cho quên đi tháng ngày.
Rồi một ngày, chị nhận được lời nhận xét từ chồng: Lầm lũi, chậm chạp" - đó là những gì anh nhận xét về chị. Cuộc hôn nhân không tình yêu cũng chẳng thể đơm hoa, kết trái theo đúng nghĩa. Bởi lẽ, chỉ 3 nam sau khi về chung chăn, chung gối, người chồng bị bệnh qua đời.
Bỗng chốc, chị trở thành góa phụ trong nỗi cô đơn đến tột cùng. Chị chẳng có nỗi một mụn con để an ủi. Chồng chét, gia đình hắt hủi, chị trở về nhà mạ với thân hình tàn tạ.
Sau những tháng ngày đoạn tang chồng cũ cùng suy tư về cuộc sống. Chị quyết định đi bước nữa cùng người đàn ông kết tiếp. Tình cờ thay, đây lại là người khoan giếng cho gia đình chị. Thấy L. hiền lành, xinh xắn, anh sớm phải lòng chị. Sau quá trình tìm hiểu mói hay anh đang phận "gà trống nuôi con".
"Rổ rá cạp lại" chị lên xe hoa để nuôi hy vọng cho cuộc đời những ngày tháng kế tiếp. Tuy vậy, chị không ngờ anh kết hôn với chị là cả tự toan tính. Kết hôn xong, anh một mực đòi về ở rể.
Khi biết bố mẹ đẻ cho một mảnh đất rộng trên mặt phố, chồng chị ngỏ ý muốn bán để lấy tiền. Tuy vậy, ngày đó chị đang bầu bí nên không đồng ý. Từ ngày không được chiều theo ý muốn, anh thay đổi thái độ với vợ, gia đình nhà vợ.
Thời gian đầu mới kết hôn, chồng chị chịu khó làm ăn nên cũng có điều kiện. Tuy vậy, anh có thói ăn chơi, rượu chè. Tuy vậy, sau khi không đi làm nữa thì quay sang mắng miếc vợ, trách móc chị không biết làm ăn.
Biết anh vốn cục tính nên chị hết sức nhẫn nhịn. Dù bị đánh, đau đớn, không dám kêu ca với gia đình mẹ đẻ. Một ngày nọ, mẹ đẻ anh xúi giục on trai bằng cách mỉa mai cảnh sống "chó chui gầm chạn" nên anh ta bực mình bỏ về nhà nội. Thời gian này, chị theo chồng vào Sài Gòn làm ăn. Chồng chị đi vào Sài Gòn phụ hồ nhưng chi phí trong thành phố đắt đỏ nên cuộc sống khá chật vật. Do bế tắc trong cuộc sống nên chồng thường xuyên mắng miếc, chủi rủa, bạo hành chị.
Ám ảnh có lẽ sẽ còn dai dẳng rất lâu nữa là lần chị bị anh bạo hành đến nỗi phải chui xuống gầm bàn, vừa khóc lóc vừa chắp tay cầu xin. Sau đó nhằm lúc anh không để ý chị chạy sang nhà hàng xóm nhưng vẫn bị anh lôi về bạo hành.
Áp lực cuộc sống cùng sự bạo hành từ chồng khiến thân thể chị bị bào mòn theo thời gian. Khi sinh bé thứ hai, cháu chỉ nặng 1,3kh. Mỗi khi nhìn con, chị lại ôm bé khóc nức nở.
Kể tới đây, chị gạt nước mắt sang một bên: "Con cái cũng là cái duyên, cái số. Đời mẹ khổ cực đẻ ra con cũng cữ. Con nặng 1,3kg nhưng bố nó có đoái hoài gì. Bố nó vẫn đi sớm vê muộn, cứ về thấ mặt vợ là chửi, mắng". Có hôm anh phải ăn cơm với nước mắm nên hất cả mâm cơm ra ngoài sân. Tàn nhẫn hơn, anh ta còn đổ dầu hỏa lên cơm để chị không ăn được nữa. Chị L. nhìn thấy vậy nên rớt nước mắt xuống còn chồng vẫn nhẫn tâm chửi "Sao mày cho tao ăn cơm thế này hả?
Đến thời gian sinh nở, chị chuẩn bị bàn chuyện nghỉ làm, ở cữ lo lắng không đi làm thì sao có tiền chăm con anh ta liền đập vỡ chiếc phích nước sôi pha sữa cho con. Cuộc sống cùng cực là vậy nhưng chị vẫn không dám từ bỏ. Đêm về chỉ biết tự dằn vặt bản thân đã chọn con đường, bỏ ngoài tai lời khuyên ngăn từ cha mẹ. Rồi chị ngẫm nghĩ về cuộc đời phụ nữ như canh bạc đưa qua, đẩy lại. Ai may mắn thì lấy được tấm chồng tử tế, hạnh phúc mới đơm hoa còn không may thì đối mặt với những cùng cực, đày đọa từ chính người chồng.
Cuộc sống khổ cực là vậy nhưng chị vẫn cố gắng vượt qua vì đứa con thơ. Chị muốn nó lớn lên mà không phải thiếu thốn sự đùm bọc từ một trong hai cục máu đã góp phần tạo nên nó. Dù đang trong kỳ kiêng cử, chị vẫn phải lổm nhổm bò dậy để đi làm, kiếm tiền mua thịt cho, mua sữa cho con.
Khi niềm vui bắt đầu chớm nở, cuộc sống dần ổn định trở lại cũng là lúc chị nhìn thấy niềm vui trong cuộc đời. Ngày ngày chị đi làm với niềm vui, hy vọng cho nay mai. Ấy vậy nhưng niềm vui đến với người phụ nữ cũng chẳng được bao lâu. Theo thời gian, chị ăn uống kém hơn, sức khỏe dần chìm xuống. Thời gian sau đi khám bị nhận kết quả bị suy thận nặng.
Chịu đựng cùng cực nhưng vẫn bị nhà chồng nói ra nói vào, người chồng vũ phu liên tiếp bạo hành vợ mà chẳng có hướng làm ăn. Những đau đớn, cùng cực rồi cũng có giới hạn của nó. Sau 6 năm theo chồng vào Nam chị quyết định dừng lại tất cả, đưa con nhỏ trở lại quê nhà. ngày chị về anh không chút níu kéo, dặn dò, vẫn dửng dưng ăn chơi, quên tháng ngày.
Sức khỏe ngày một yếu nên ngày chị hồi hương mọi người đều thương cảm. Không lâu sau khi về quê, mọi người khuyên chị vào Bệnh viện Bạch Mai để chạy thận. Số tiền đều do anh em người thân tích góp giúp đỡ với mong muốn giúp chị khỏe mạnh.
Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, ngoài giờ chạy thận chị đi bán nước, bán hàng thêm để có tiền chi trả sinh hoạt cho cuộc sống nơi xóm trọ.
300 hộ dân tháo chạy vì chung cư phát hỏa nửa đêm (Xã hội) - (Phunutoday) - Khuya ngày 15/7, bà hỏa bùng phát trên tầng 11, chung cư HQC Plaza, TP HCM khiến hơn 300 cư dân nhốn nháo chạy ra khỏi nhà. |
Hà Nội: Hai học sinh đuối nước khi tắm sông (Xã hội) - (Phunutoday) - Đến 16h chiều ngày 15/7, lực lượng chức năng đã vớt được thi thể một học sinh đuối nước khi tắm sông Cà Lồ, đoạn chảy qua xã Xuân Thu, Sóc Sơn. |