Hiện nay, mình thấy tình trạng các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn ngày càng tăng. Như đứa bạn mình 31 tuổi, lấy chồng 10 năm rồi mà vẫn chưa có con. Hai vợ chồng cưới sớm, kinh tế khá giả, công việc ổn định, mà gia đình hai bên cũng có điều kiện lắm, bao nhiêu tiền của đổ vào, làm đủ mọi cách mà vẫn chưa có nổi mụn con.
Vợ chồng thì đi khám từ Nam ra Bắc, chồng kết quả bình thường, vợ thì kinh nguyệt cũng hơi thất thường một chút thôi, nhưng bác sĩ không khẳng định chắc chắn đó là nguyên nhân khiến vợ chồng không đẻ được. Bên nhà chồng thì khó tính, suốt ngày chì chiết cho rằng tại nguyên nhân không đẻ được là tại vợ. Thậm chí mấy bà chị chồng còn xúi em trai bỏ vợ lấy vợ mới. Bao nhiêu lần nó định dứt áo ra đi cho nhẹ lòng nhưng chồng không đồng ý.
Cho tới tháng trước, cả hai vợ chồng đi khám lại lần nữa thì mới biết tinh binh của chồng không có trong tinh dịch mà lại ở trong nước tiểu mới lạ chứ. Bạn em bảo đây là trường hợp rất hiếm gặp cả ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện tại chồng nó đang chuẩn bị để tiến hành phẫu thuật, phẫu thuật thành công sẽ có thể có con tự nhiên, 2 vợ chồng nghe xong thì mừng lắm.
Thật sự mình nghe nó kể cứ há hốc miệng vì ngạc nhiên, lại còn có chuyện như vậy nữa cơ ấy. Mới đầu, còn nửa tin nửa ngờ, sau mình đọc được trên mạng một trường hợp cũng bị y như chồng nó. May là đều phát hiện sớm chứ nếu không cả đời chả có con, mà vợ lại chịu tiếng oan.
Người đàn ông 28 tuổi không có con vì tinh binh 'trốn' trong nước tiểu
Người đàn ông trong câu chuyện dưới đây 28 tuổi, lấy vợ 7 năm mà vẫn chưa có con. Mới đầu đi khám thì bác sĩ cũng không tìm ra nguyên nhân.
Sau khi kiểm tra không có tinh binh thì được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nước tiểu. Kết quả phát hiện rất nhiều tinh binh trong nước tiểu của bệnh nhân này.
Trường hợp này do Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Phấn, Chủ tịch Hội Di truyền Y học Việt Nam, phó Chủ tịch hội Giới tính Việt Nam điều trị cách đây nhiều năm. Được chia sẻ lại ông cho rằng đây là hợp vô cùng hiếm gặp.
Bình thường tinh binh không thể có trong nước tiểu mà do t.i.n.h h.o.à.n sản xuất ra và được tích trong túi chứa tinh, túi này nằm gần bàng quang. Khi túi chứa hoạt động co bóp sẽ đẩy các con giống ra ngoài. Tuy nhiên ở bệnh nhân này thì chúng lại được đẩy ra trong nước tiểu, (khoảng 30-40ml).
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phấn chỉ định xét nghiệm lại sau 10 ngày thì kết quả vẫn như ban đầu. “Mỗi ml nước tiểu có đến 120 triệu tinh binh, đây là cực kỳ nhiều”, Phó giáo sư nói. Thông thường trong một ml dịch sẽ có 15 triệu tinh binh. Số lượng tốt nhất là > 70 triệu tinh binh trong một ml dịch. Như vậy số lượng tinh binh trong nước tiểu của bệnh nhân như vậy là cao gấp nhiều lần thông thường.
Điều đặc biệt nữa là sau khi để nước tiểu của bệnh nhân này trong tủ lạnh gần 1 tuần sau đó mang ra xét nghiệm thì vẫn còn nhiều tinh binh hoạt động được, phá vỡ cả hoạt động vốn có từ trước đến nay. Cụ thể tinh binh chỉ có thể sống được từ 2-3 ngày trong vòi tử cung, còn ra ngoài môi trường thì không thể sống nổi.
Kết quả chụp X-quang cho thấy trong túi chứa tinh của bệnh nhân có 1 đường thông với bàng quang. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc các con giống không nằm trong dịch mà nằm trong nước tiểu. Chúng sẽ sang bàng quang qua lỗ thông này, khiến vợ chồng không thể có con được.
Lỗ thông này có thể do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm tạo thành. Bệnh này không anh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu không phát hiện điều trị kịp thời thì sẽ không thể có con tự nhiên được.
Và để điều trị thì cần phải phẫu thuật thắt phần thông đó lại, lúc đó tinh binh sẽ ra ngoài dịch như thường và vợ chồng có thể có con tự nhiên được.
Trước khi làm phẫu thuật bệnh nhân được kiềm hóa nước tiểu, lọc rửa sau đó bơm vào buồng tử cung của vợ. Kết quả là vợ của bệnh nhân đã có con trước khi chồng làm phẫu thuật.
Phó giáo sư Phấn cho biết trường hợp này khác với việc xuất ngược, ông giải thích: "Nếu xuất ngược, đôi khi trong nước tiểu vẫn có tinh binh, nhưng thỉnh thoảng mới có và có số lượng ít. Nhưng trường hợp lượng tinh binh trong nước tiểu lại rất nhiều".
Trong trường hợp có đường thông giữa túi tinh và bàng quang thì trong dịch không có tinh binh mà mà tinh binh sẽ xuất hiện trong nước tiểu. Theo các chuyên gia, khi phát hiện trong dịch lúc có ít, lúc có nhiều tinh binh hoặc không có thì nên làm thêm xét nghiệm tìm tinh binh trong nước tiểu để phát hiện hiện tượng xuất ngược và xuất vào bàng quang. Từ đó, sẽ có biện pháp điều trị thích hợp.