Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh có liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc lá, do đó có thể phòng ngừa được bằng việc không hút thuốc lá.
Tiến sĩ Bùi Chí Viết, Trưởng Khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết, tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Bé 5 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, gia đình khóc khi biết nguyên nhân
Không ngờ mới 5 tuổi đầu mà bé đã mang căn bệnh quái ác trong người, khiến cả gia đình suy sụp, bỏ cả công việc làm ăn để chăm lo cho cháu nhưng mạng sống của con vẫn đang còn như mành treo.
Chị kể rằng hơn 1 năm nay, con cứ ho liên tục, khỏi được vài bữa rồi tái lại, điều trị hết bác sĩ tư này đến phòng khám nọ, có nơi lúc thì nói con bị viêm hô hấp trên, có nơi nói con viêm phế quản. Thấy con người càng xanh xao gầy yếu, đã năm tuổi mà có hơn 10kg.
Một lần có người bà con về quê chơi, thấy con trời nắng chang chang mà cứ phải choàng khan quấn cổ, hỏi ra mới biết con đang bị ho, nhưng ho ngày càng nặng hơn chữa hoài không khỏi, thấy vậy người bà con mới đưa 2 mẹ con lên bệnh viện nhi trên thành phố khám. Ở đây khi chụp phim các bác sĩ hoảng hốt và nghi ngờ nên yêu cầu người nhà chuyển qua ung bướu khám kỹ hơn.
Sau 1 tuần làm sinh thiết đủ kiểu, cuối cùng bác sĩ khẳng định con bị ung thư phổi giai đoạn cuối, đất trời như đang đè xuống gia đình chị.
Chị cũng là người có học thức nên biết rõ ung thư phổi chỉ có những người hút thuốc lá lâu năm và trên 40 tuổi mới mắc bệnh này, sao bé con mới 5 tuổi đã bị.
Nghe chị trình bày như thế, bác sĩ hỏi, gia đình có ai hút thuốc không, thì chị gật và bảo có ba chồng và chồng là người nghiện thuốc lá lâu năm. Từ đây bác sĩ suy đoán có thể do con chị hút thuốc lá thụ động nên mới bị vậy. Rồi bác sĩ giảng giải:
Người hút thuốc thụ động có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn người hút rất nhiều, vì khói thuốc lá có chứa loại chất độc gây ung thư cực mạnh là xưởng chế tạo chất sinh ung hàng đầu.
Khi ba chồng và chồng chị miệng phì phèo thuốc lá thì khói thuốc không bay đi đâu mà nó còn bám trên ga giường rèm cửa, quần áo, trẻ con hít vào lâu ngày nó ngấm ngầm và gây bệnh.
Chưa hết, cơ thể bé nhất là bé sơ sinh sức đề kháng rất yêu nếu ông bà, cha mẹ nghiện thuốc lá nặng vừa hút thuốc xong mà hôn hít bé thì bao nhiêu chất độc ngấm ngầm vào bé hết còn gì.
Nghe bác sĩ nói xong từ đó chị đâm ra giận chồng và ba chồng chị vô cùng không ngờ chỉ vì mùi hương quyến rũ mà đã hại đời con chị. Chưa hết bản thân chị cũng đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Giờ nhìn con thoi thóp giành giật sự sống từng ngày, chị hối hận lắm phải chi khi phát hiện ra con ho hoài không dứt chị phải đưa con đi viện gấp thì may ra…
Dấu hiệu cần đi khám
Tâm tính bất ổn
Bạn cảm thấy mình dễ thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giật dữ, khó chịu, thái độ mà trước đây mình không có. Đây có thể là một dấu hiệu của ung thư phổi hoặc một bệnh ung thư nào đó. Bệnh ung thư có thể gây ta những rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh không kiểm soát được cảm xúc.
Đau tức ngực
Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Nếu bạn đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài thì đây là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi cần chú ý
Đau tay, vai và các ngón tay
Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da. Nhóm triệu chứng này được gọi là hội chứng Pancoast. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.
Khó thở và khàn tiếng
Nếu trẻ bị khó thở mạn tính (nghĩa là tình trạng kéo dài trong vài tuần) thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Khi ung thư phát triển trong phổi, hô hấp trở nên ngày càng khó khăn. Điều này cũng có thể dẫn đến thở khò khè và khàn giọng.
Đau dai dẳng
Đau dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Cơn đau này có thể xuất hiện ở vai, lưng và ngực. Tình trạng này không giảm khi nghỉ ngơi, mát xa, hay thậm chí cho trẻ dùng thuốc giảm đau. Trẻ có thể cảm thấy đau cơ bắp trong khi phát triển, đó là bình thường. Tuy nhiên, đau liên quan tới ung thư phổi là cơn đau kéo dài liên tục và ngày một tồi tệ. Biểu hiện này không phổ biến ở trẻ, và cho thấy sự bất thường trong cơ thể.
Mất cảm giác ngon miệng
Khi khối u ác tính phát triển trong phổi sẽ khiến trẻ chán ăn và giảm cân. Thông thường, trẻ em đang trong độ tuổi phát triển và hoạt động nhiều thường nhanh đói. Vì vậy, nếu trẻ không muốn ăn uống và bắt đầu giảm cân thì có thể nghi ngờ mắc ung thư phổi. Một đứa trẻ bình thường cũng có thể giảm cảm giác thèm ăn khi trẻ bị ốm, hoặc nhiễm virus, cảm lạnh, vv… Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài kèm theo giảm cân thì cha mẹ cần chú ý.
Viêm phế quản thường xuyên
Nếu con bạn bị viêm phế quản, hay viêm phổi thường xuyên, dấu hiệu này có thể là dấu hiệu sớm của ung thư..
Sưng tấy
Một triệu chứng rõ ràng của khởi đầu ung thư phổi ở trẻ em là sưng tấy. Nếu cổ và mặt con bạn liên tục sưng lên thì cần đưa đi khám ngay. Triệu chứng này có thể đi kèm với sưng và yếu ở tay chân.
Phòng ngừa ung thư phổi
Bỏ thuốc lá:
Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.
Tập thể dục thường xuyên:
Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.