Đau ngực
Theo dữ liệu lâm sàng thì cứ 4 người ở vào giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi thì sẽ có 1 người xuất hiện những cơn đau nhói ở ngực. Nguyên nhân là do trong quá trình tăng sinh tế bào ung thư, ở khoang ngực hoặc màng phổi sẽ bị kích thích, từ đó sinh ra những cơn đau bất thường.
Nếu cơn đau này đi kèm với những cơn ho dai dẳng không dứt, tụt cân nhanh, ho ra tia máu… thì nguy cơ bị ung thư phổi càng cao. Rất có thể, tế bào ung thư đang diễn tiến ở giai đoạn nguy hiểm.
Đau hông
Đầu phổi thường có nhiều dây thần kinh được phân bố trong đó có thần kinh ở hông. Khi các nhánh khối u ác tính được sản xuất ở đây, lần lan rộng và đè vào những dây thần kinh xung quanh, chúng có thể tạo thành các cơn đau nhói bất thường tại hông.
Chúng có thể diễn ra đột ngột vào ban ngày hoặc có thể lên tới đỉnh điểm vào buổi tối làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.
Đau vai
Mặc dù tế bào ung thư khởi phát ở phổi nhưng nó vẫn có thể lan rộng và đi khắp nơi trên cơ thể. Khi chúng lan rộng tới vai, các tế bào thần kinh ở đây sẽ bị xâm chiếm và chèn ép, gây ra cảm giác đau đớn nghiêm trọng.
Sau khi lan đến vai chúng sẽ còn lan rộng hơn nữa theo đường máu. Vì vậy khi thấy cơ thể có dấu hiệu đau bất thường thì bạn nên đi khám ngay.
Cách phòng tránh ung thư phổi
Bên cạnh việc chú ý đến các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi thì bạn phải có các biện pháp phòng tránh như:
- Không hút thuốc: hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ung thư phổi vì vậy muốn bảo vệ phổi nhất định không được hút thuốc lá.
- Tránh hút thuốc thụ động: việc hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ ung thư phổi tương tự như những người hút thuốc.
- Giảm lượng khí phóng xạ trong nhà.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với các chất amiăng, asen, crom, niken, cadmium, bồ hóng: mức độ tiếp xúc tăng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
- Cẩn trọng trước ô nhiễm không khí.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau quả.
- Tập thể dục nhiều hơn.