"Vùng kín" là bộ phận chịu nhiều "tác dụng phụ" nhất từ việc bầu bí. Khi mang thai, bộ phận này thường tăng kích cỡ, đồng thời khí hư cũng xuất hiện nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Vì vậy, mẹ bầu cần cẩn trọng nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây:
Ngứa ngáy
Theo chuyên gia khoa sản Minkin, mẹ có thể sẽ có cảm giác như kiến bò trong “vùng kín” và cảm giác này lặp lại nhiều lần? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn khám nhưng không có bệnh, đây có thể là phản ứng da đơn giản với một hóa chất nào đó như xà phòng, nước vệ sinh phụ nữ…
Theo chuyên gia khoa sản Minkin, mẹ có thể sẽ có cảm giác như kiến bò trong “vùng kín” và cảm giác này lặp lại nhiều lần? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn. |
Có mùi
Nếu vùng kín có nặng mùi một cách bất thường, mẹ có thể bị nhiễm khuẩn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc do trùng roi trichomoniasis. Bác sĩ phụ khoa Mary Jane Minkin, Mỹ cho biết trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được uống thuốc để đẩy lùi bệnh.
Mụn lạ
Ai cũng sẽ lo lắng khi nhìn thấy khối u nhỏ hoặc mụn ở vùng kín của mình. Theo bác sĩ người Mỹ Alyssa Dweck, có nhiều nguyên nhân gây mụn ở âm đạo nhưng đa số không quá nghiêm trọng. Đây có thể là một khối u nang bã nhờn do lông mọc ngược vào da. Việc mẹ cần làm là nên ngâm nước ấm, sau đó bôi một lớp kem an toàn cho mẹ bầu nếu có dấu hiệu viêm nhiễm. Nếu vẫn còn đau, mẹ hãy đến khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Chảy máu bất ngờ
Nếu bị chảy máu bất ngờ trong thai kỳ, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là có thể do tác dụng phụ của việc mang thai. Nếu chảy máu dai dẳng kèm đau bụng, bạn phải đến ngay bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
Nếu chảy máu sau khi làm “chuyện ấy”, mẹ đừng quá lo lắng vì triệu chứng này sẽ giảm dần và chấm dứt sau 1-2 ngày.
Khí hư bất thường
Khí hư có thể đi kèm hàng tá vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, đừng hoảng sợ bởi khi mang thai, khí hư của mẹ thường xuất hiện nhiều hơn. Dù vậy, nếu khí hư có màu, mùi khác lạ, hãy đến gặp bác sĩ sớm.
Khó đi tiểu
Trong thời gian mang thai, mẹ thường bị nóng ảnh hưởng đến việc đi tiểu. Tuy nhiên nếu đi tiểu khó, kèm đau rát, mẹ cần đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu mẹ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Khô hạn
Khô âm đạo không chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi, mà còn là dấu hiệu xuất hiện ở những chị em đang mang thai. |
Khô âm đạo không chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi, mà còn là dấu hiệu xuất hiện ở những chị em đang mang thai. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn kịp thời.
Đau sâu
Đau sâu trong “cô bé”, đặc biệt trong lúc quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của chứng viêm màng dạ con hoặc u nang buồng trứng. Trong trường hợp này, mẹ nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách giữ "vùng kín" khỏe mạnh suốt thai kỳ cho các mẹ bầu
Luôn vệ sinh thận trọng, sạch sẽ
Một nguyên tắc bắt buộc trong việc chăm sóc vùng kín khi mang thai đó là thường xuyên rửa sạch cảm môi âm hộ và âm đạo để hạn chế vi khuẩn tích tụ và tránh nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, khu vực này có tính axit tự nhiên cao, đồng thời chứa những vi khuẩn hữu ích giúp duy trì mức độ Ph bình thường nên mẹ không được tự ý thụt rửa quá sâu vào bên trọng. Để vệ sinh “vùng kín”, mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và nước sạch.
Để vệ sinh “vùng kín”, mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và nước sạch. |
Chọn nước rửa phù hợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa dành cho việc vệ sinh vùng kín phụ nữ và loại nào cũng được quảng cáo là có công dụng làm sạch vùng âm đạo, tránh nhiễm trùng… Tuy nhiên điều quan trọng là các mẹ cần đọc kỹ nhãn mác, một số sản phẩm có thành phần chứa những chất không có lợi cho mẹ bầu.
“Trong loại nước rửa nên có thành phần là axit lactic để cân bằng độ pH ở khu vực này.”, tiến sĩ Kaustubh D. Kulkarni, giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh sản Siddhi nói.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tự chế nước rửa bằng cách dùng nước sôi để nguội pha thêm một chút muối sạch hoặc baking soda. Khi rửa, chị em cũng cần chú ý làm sạch từ trước và sau và tuyệt đối không nên làm ngược lại để tránh nguy cơ lây bệnh, nhiễm trùng cho vùng kín.
Vệ sinh sạch sẽ sau khi giao hợp
Mang bầu không có nghĩa là mẹ phải “nói không” với chuyện ấy. Chắc chắn vợ chồng bạn vẫn có những đêm thăng hoa nhưng cần nhớ là sau đó phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tích tụ, làm tăng nguy cơ nhiễm trừng hoặc các triệu chứng khác như đau rát, ngứa ngáy.
Mẹ bầu cũng cần lưu ý chọn những vị trí yêu thoải mái, tránh gây áp lực lên bụng bầu và ngực.
Một chế độ ăn uống cân bằng
Mẹ có biết rằng những gì mẹ bổ sung vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe âm đạo không? Ví dụ nếu mẹ nạp vào cơ thể những thực phẩm có mùi như cà phê, bia hoắc những thực phẩm có tính axit thì vùng kín sau đó cũng có mùi như thế. Còn những gia vị, thực phẩm có vị chua thì cũng có thể làm xáo trộn sự cân bằng pH trong âm đạo.
Vì vậy việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là vô cùng quan trọng không chỉ với thai nhi mà còn với cả vùng kín. Lời khuyên trong việc ăn uống tốt cho vùng kín là nên uống nhiều nước và bổ sung hoa quả tươi.
Mặc đồ thoải mái
Tất cả những loại đồ lót mà các nhà sản xuất thiết kế ra lấy tiêu chí sexy lên hàng đầu nhưng với mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến yếu tố thoái mái, rộng rãi. Mẹ nên chọn loại quần chip dành riêng cho mẹ bầu, được thiết kế bằng cotton mềm, thấm hút tốt.
Mẹ cũng cần lưu ý thay đồ lót sau khi tập thể dục hoặc khi mẹ bị đồ hồ hôi quá nhiều. Để vùng kín ẩm ướt có thể là khu vực lý tưởng cho bệnh nhiễm trùng nấm men sinh sôi.
Khám phụ khoa thường xuyên
Mặc dù đây là việc làm tự nguyện nhưng mẹ bầu nên tạo thành thói quen cả khi bầu bí và sau sinh nở. Việc này sẽ rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe âm đạo của mẹ ổn định trong suốt thai kỳ và đến ngày sinh nở.
Lợi ích tuyệt vời của sữa chua với mẹ bầu (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Không chỉ bổ sung canxi, sữa chua còn giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, cao huyết áp cho mẹ bầu. |