Bạn bắt đầu mắc bệnh trào ngược dạ dày
Trong thành phần của cà phê có chứa hàm lượng caffeine có thể gây ra các triệu chứng trào ngược axit dạ dày khiến bạn vô cùng khó chịu. Đồng thời, việc bạn uống cà phê, trà và soda quá nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Bởi vậy, bạn nên hạn chế uống cà phê khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày.
Nếu còn tiếp tục thì hiện tượng trào ngược axit sẽ gây ra cảm giác khó chịu, để tình trạng phát triển lâu ngày có thể gây viêm thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản...
Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong thành phần của cà phê có chứa hàm lượng caffeine giúp bạn tỉnh táo hơn bằng cách ngăn chặn các thụ thể thúc đẩy giấc ngủ trong não của bạn được gọi là thụ thể adenosine. Chính vì vậy, nếu như bạn có dấu hiệu mệt mỏi căng thẳng và khó ngủ thì nên từ bỏ việc uống cà phê. Bởi vì nếu tiếp tục thì tình trạng rối loạn giấc ngủ của bạn càng thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc rối loạn giấc ngủ còn kéo theo nhiều bệnh khác nguy hiểm hơn.
Bạn mắc bệnh huyết áp cao
Cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời do có chứa caffeine. Không rõ nguyên nhân gây ra sự tăng huyết áp này, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng caffeine có thể ngăn chặn một loại hormone giúp mở rộng động mạch của bạn. Những người khác cho rằng caffeine khiến tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenaline hơn, khiến huyết áp tăng lên. Chính vì vậy, nếu bạn thấy mình đang mắc chứng cao huyết áp thì nên tránh xa cà phê, chất kích thích, và những đồ uống có cồn.
Bạn mắc bệnh hồi hộp tim đập nhanh
Thành phần Caffeine - chất có trong cà phê có thể kích thích một loạt cảm giác, chẳng hạn như tim đập nhanh hơn, cơ thể nóng lên, nhịp thở tăng lên - tất cả những triệu chứng này giống như sự lo lắng nên bạn không thể phân biệt được. Và nếu bạn đã mắc chứng lo âu, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.
Theo như một nghiên cứu cho thấy liều caffeine tương đương với 5 tách cà phê có thể gây ra cơn hoảng loạn ở phần lớn những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Đồng thời, theo kết quả của nghiên cứu thì việc phát hiện ra rằng caffeine không chỉ làm tăng mức độ lo lắng ở những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ mà những người trưởng thành khỏe mạnh cũng cho biết họ lo lắng nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn có dấu hiệu hồi hộp tim đập nhanh thì nên ngừng việc uống cà phê lại.