Dấu hiệu rụng trứng đuợc nhận biết qua những thay đổi trên cơ thể của người phụ nữ. Kể từ khi 1 bé gái dậy thì, cô sẽ bắt đầu bước vào những chu kỳ kinh nguyệt của mình. Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ cho thấy rằng vào mỗi tháng, cơ thể cô đã sẵn sàng cho việc mang thai.
Trước khi đến ngày “đèn đỏ”, có 1 số thay đổi phức tạp trong cơ thể của họ, bao gồm cả việc rụng trứng. Khi trứng trưởng thành được phóng ra từ buồng trứng sẽ sẵn sàng thụ tinh cùng với tinh trùng, hình thành thai nhi.
Nếu không rụng trứng, người phụ nữ không thể thụ thai. Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng có thai, bạn cần phải tìm ra các dấu hiệu rụng trứng, giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch thụ thai trong thời gian này và kết quả sẽ dễ đạt được hơn. Dưới đây là những phương pháp giúp các chị em phát hiện mình có rụng trứng hay không?
Nếu bạn đang cố gắng có thai, bạn cần phải tìm ra các dấu hiệu rụng trứng, giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch thụ thai trong thời gian này và kết quả sẽ dễ đạt được hơn. |
Biểu đồ kinh nguyệt
Phác thảo 1 biểu đồ kinh nguyệt là chiếc chìa khóa để các phụ nữ hiểu cơ thể của mình. Dấu hiệu rụng trứng thường xảy ra vào khoảng từ ngày thứ 14 trước khi đến chu kỳ tiếp theo (chu kỳ của phụ nữ thường kéo dài từ 28 đến 35 ngày).
Lắng nghe cơ thể của bạn
Hãy chú ý đến cơ thể của bạn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu như chuột rút hoặc nhói đau ở vùng bụng cho thấy dấu hiệu rụng trứng.
Dấu hiệu của cổ tử cung
Đây là 1 phần cơ thể nằm giữa tử cung và âm đạo thường vẫn đóng và thấp trong cơ thể. Khi thời điểm rụng trứng đến gần, nó sẽ trở nên mềm hơn và mở ra.
Chất nhầy cổ tử cung
Đây là 1 phương pháp hữu ích để biết liệu bạn rụng trứng hay không. Chất nhầy này có màu trắng trông như lòng đỏ trứng gà, co giãn. Nếu không có dấu hiệu này, có thể bạn không rụng trứng vào tháng đó.
Đo nhiệt độ cơ thể
Phương pháp đo nhiệt độ cơ thể ngay sau khi bạn thức dậy cũng khá chính xác. Vào ngày rụng trứng, thân nhiệt các chị em sẽ nóng lên hơn hẳn. Vào những ngày bình thường, thân nhiệt dao động từ khoảng 36,2°C đến 36,5°C nhưng vào ngày rụng trứng, con số này sẽ tăng lên từ 0,22°C đến 0,55°C.
Bộ dự đoán ngày rụng trứng
Thiết bị này tương tự như dụng cụ thử thai và sẽ giúp phát hiện các hormone luteinizing ngay trước khi rụng trứng.
Xét nghiệm nước bọt
Xét nghiệm này sẽ đo lượng oestrogen trong nước bọt của bạn khi ngày rụng trứng tới gần. Nồng độ oestrogen của phụ nữ tăng dần vào mỗi tháng và tăng lên mức cao nhất tại thời điểm rụng trứng. Khi soi dưới kính hiển vi, nếu thấy hình lá dương xỉ hiện ra trong nước bọt, điều đó thường cho thấy sự rụng trứng sắp diễn ra.
Xét nghiệm máu
Đây là phương pháp chính xác khác mà bạn có thể kiểm tra để xem có rụng trứng hay không. Xét nghiệm sẽ đo lường mức độ progesterone trong máu, đó là hormon do buồng trứng sản sinh sau khi rụng trứng.
Điều kiện để có sự thụ thai bình thường:
+ Nam giới: Tinh hoàn phải sản xuất đủ số lượng tinh trùng bình thường. Tinh trùng phải qua đường sinh dục của nam giới,ở đó nó đạt tới sự trưởng thành và di động.
+ Nữ giới: Chất nhầy cổ tử cung phải thích hợp với sự sống của tinh trùng. Bộ phận sinh dục nữ cho phép tinh trùng tiến lên vòi trứng, đồng thời loa vòi trứng phải bắt được noãn. Noãn phát triển và trưởng thành. Có sự phóng noãn. Buồng tử cung và niêm mạc tử cung đủ điều kiện để tiếp nhận phôi làm tổ và phát triển.
Khi khám hiếm muộn, người vợ phải được kiểm tra cơ quan sinh dục (cơ quan sinh dục ngoài, buồng trứng, vòi trứng, niêm mạc tử cung, tử cung, xét nghiệm nội tiết tố sinh dục nữ), người chồng cũng phải khám cơ quan sinh dục ngoài, được làm xét nghiệm tinh dịch đồ (đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng), xét nghiệm nội tiết tố sinh dục nam. Chỉ khi có những kết quả thăm khám của cả hai vợ chồng mới đánh giá khả năng thụ thai tự nhiên hoặc tìm nguyên nhân gây hiếm muộn. Trong trường hợp cần thiết còn phải làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Vì vậy bạn phải chú ý những dấu hiệu rụng trứng xem có bất thường gì hay không.
Bạn gái cần ăn gì để trứng rụng đúng ngày
Việc cải thiện, chăm lo cho buồng trứng khỏe mạnh là điều hết sức quan trọng. Nếu buồng trứng khỏe mạnh, quá trình rụng trứng sẽ diễn ra thuận lợi, tuy nhiên nếu buồng trứng không ổn định, nó sẽ không thể thực hiện đúng chức năng của mình và có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của mẹ.
Một chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm có chứa chất béo và carbohydrate có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của buồng trứng. Các chất xenooestrogens, xenoestrogens tổng hợp cũng được cho là có can thiệp vào hoạt động của estrogen và buồng trứng. Các chất này được thấy trong một số sản phẩm chăm sóc tóc và da, phân bón và thuốc trừ sâu… Chị em nên tránh tiếp xúc với chúng càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó còn có những loại thực phẩm có công dụng tốt với sức khỏe buồng trứng. Để nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống để buồng trứng thực hiện tốt nhất chức năng của mình:
Thực phẩm giàu crom
Những thực phẩm này giúp chống lại sự đề kháng insulin và kiểm soát cảm giác thèm ăn đường nên cũng có tác dụng ổn định sự cân bằng hormone trong cơ thể, đảm bảo sự rụng trứng diễn ra đều đặn. Thực phẩm giàu crom bao gồm khoai lang, ngô (loại còn nguyên cám), hải sản, táo, cam, chuối và rau quả như cà chua, rau bina, bông cải xanh, hành tây, tỏi, húng quế, rau diếp, ớt, ớt xanh, củ cải đường và nấm.
Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Sắt là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng nhất cho buồng trứng nhưng lại bị thất thoát khá nhiều sau mỗi kỳ nguyệt san. Do đó, chị em cần tích cực bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như gan động vật, cải bó xôi, lòng đỏ trứng… Mẹ cần ăn cả thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật cũng như bổ sung thêm vitamin C để tối ưu hóa khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Còn nếu mẹ phải uống thêm viên bổ sung sắt thì lưu ý không uống chung với sữa, trà hoặc cà phê vì chúng sẽ cản trở quá trình hấp thu sắt.
Rau lá xanh đậm
Loại rau này rất giàu canxi, vitamin C và magiê, đặc biệt là folate… nên có lợi cho sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Hạt lanh
Chúng chứa hormone cân bằng lignans và kích thích tố nữ (nguồn thực vật của estrogen) giúp ổn định tỷ lệ estrogen -progesterone trong cơ thể người phụ nữ, giúp điều chỉnh sự rụng trứng. Ngoài ra, hạt lanh cũng có thể chống viêm, giúp giảm cân và hoạt động như một chất chống trầm cảm.
Cải xoăn
Đây được coi là loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn bất kỳ loại rau nào khác. Nó còn chứa nhiều canxi nên có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển nang trứng trong buồng trứng.
Hạt vừng, hướng dương
Đây là những nguồn tuyệt vời của vitamin B6, canxi, magiê và các axit béo và kẽm – các chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe buồng trứng cũng như sức khỏe sinh sản rất hiệu quả.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo được chứng minh là làm giảm testosterone, để ổn định chức năng buồng trứng hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tránh dùng cam thảo nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu hoặc các loại thuốc chứa bệnh tim, huyết áp cao.
Đậu nành và các chế phẩm của đậu nành
Đậu nành từ lâu đã được ca tụng là thực phẩm kỳ diệu cho sức khỏe và sắc đẹp của nữ giới. Lý do là vì trong đậu nành có chứa hợp chất isoflavone có tác dụng tương tự hormone sinh dục nữ estrogen, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, rối loạn tiền mãn kinh, loãng xương và các loại ung thư phụ thuộc vào hormone khác. Hàm lượng isoflavone trong các sản phẩm từ đậu nành khác nhau tùy theo cách chế biến, trong đó sữa đậu nành, bột đậu nành và đậu phụ được xem là chứa nhiều isoflavone nhất.
Mách mẹ giải quyết 6 vấn đề "khó nhằn" nhất sau sinh (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Chẳng còn lo rạn da, ngực chảy xệ, bụng nhão sau sinh nếu biết những mẹo cực kỳ hay ho sau. |