Thực hư bà bầu ăn dứa sẽ bị sảy thai?

13:00, Thứ năm 24/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nhiều người thường khuyên bà bầu không nên ăn dứa vì sẽ gây sảy thai - thực hư điều này ra sao!

Dứa tuy giàu vitamin nhưng lại chứa một lượng bromelain, chất có tác dụng gây co bóp tử cung. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng bà bầu ăn dứa có thể gây sảy thai nhưng thực tế thì sao? Vậy bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai?

bà bầu có nên ăn dứa
Dứa là loại quả phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.

Những loại quả bà bầu không nên ăn

Bà bầu có nên ăn dứa?

Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.

100% lượng vitamin và khoáng chất phụ nữ cần đều được dứa cung cấp đủ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thai kỳ của mình. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Ăn dứa khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận

Giống như những loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều dứa sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn mà sẽ gây ra những tác dụng ngược. Bổ sung quá nhiều vitamin C từ dứa là nguyên nhân gây tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.

Bromelain trong dứa tuy không đủ để gây ra cơn co thắt tử cung nhưng nếu ăn nhiều vẫn có thể gây rát lưỡi, thậm chí nhiều trường hợp dị ứng gây phát ban, khó thở. Khi ăn dứa, mẹ bầu cũng nên bỏ qua phần lõi dứa vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.

Đu đủ xanh

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.

Mặc dù đu đủ xanh không tốt cho các mẹ bầu nhưng đu đủ chín (thật chín) lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Khi đu đủ chín, các chất papain, prostaglandin và oxytocin sẽ bị mất đi mà thay vào đó là các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, B1, B2 …. giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi phát triển, giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con.

Nhãn

Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho cơ thể nhưng đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn. Nguyên do là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.

Mẹo dân gian cực hiệu nghiệm chữa đau dạ con sau sinh
Mẹo dân gian cực hiệu nghiệm chữa đau dạ con sau sinh
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cơn đau do co dạ con sau sinh thậm chí còn... kinh khủng hơn cả đau đẻ đấy, vậy nên mẹ nhớ học vài "bí kíp" dưới đây kẻo đau đến chảy nước mắt!
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link